Nội dung bài viết
Tên gọi:
Tên khác: Đảng sâm, Bạch đảng sâm, Điều đảng sâm, Đông đảng sâm
Tên khoa học: Codonopsis pilosula. Loại thực vật này thuộc họ nhà hoa chuông

Cây Đẳng sâm:
Mô tả:
Cây thân cỏ, sống bằng thân quấn leo vào loại thực vật khác, mọc thành cụm lớn. Thân cây có màu tím sẫm, trên bề mặt có lông tơ trắng nhưng thưa thớt. Lá mọc đối xứng trên thân cây, dạng hình bầu dục, đuôi lá nhọn và có phần cuống hình trái tim. Lá có màu xanh ngả vàng, bề mặt lá có lớp lông nhung mịn. Thông thường một chiếc lá sẽ có kích thước chiều dài từ 3 – 8cm, chiều rộng từ 2 – 4cm.
Hoa Đẳng sâm có xanh nhạt, rất đẹp mắt, lúc hoa sắp rụng có màu vàng nhạt. Đài hoa có hình chuông, chính vì vậy Đảng sâm được xếp vào họ hoa Chuông.
Quả Đảng sâm không quá lớn, có 3 tâm bì và có đài ngắn. Khi chín thì nứt ra có màu xanh đậm, hạt bóng màu nâu.

Thu hái, sơ chế:
Dược liệu đẳng sâm được thu hái vào màu đông cho đến mùa xuân năm sau, vào thời điểm lá cây úa vàng và bắt đầu rụng. Nên thu hoạch vào mùa lá rụng, khi cây chưa đâm chồi vì lúc này rễ củ có dược tính cao và chất lượng tốt nhất.
Rễ đẳng sâm rất dài nên cần đào sâu ít nhất 0.7m để tránh tổn thương rễ củ. Sau đó đem rửa sạch đất cát, phân loại rễ (gồm có 5 loại). Sau đó bó lại, phơi trên giàn cho đến khi rễ khô cứng, bẻ không gãy là đạt chuẩn.
Bộ phận dùng:
Rễ của cây đẳng sâm được sử dụng để làm thuốc.
Vị thuốc đẳng sâm:
Mô tả dược liệu:
- Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.
- Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
- Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
- Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.

Bào chế:
Theo kinh nghiệm Trung Quốc: Thu hái về, đem phơi âm can cho vỏ dính vào thịt. Sau đó mỗi khi dùng, đem sao với cám hoặc đất hoàng thổ cho dược liệu chuyển thành màu vàng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đem rễ củ mới hái về rửa sạch, ủ với nước trong 1 đêm cho mềm. Sau đó bào mỏng 1 – 2 ly và tẩm nước gừng sao qua để dùng dần.
Bảo quản:
Bảo quản dược liệu ở nơi kín, thoáng gió, tránh ẩm. Nếu lâu không dùng, nên sấy hơi diêm sinh để tránh bị mối mọt.
Thành phần hóa học:
Trong đẳng sâm có nhiều thành phần hóa học, bao gồm scutellarein glucoside, alkaloid, glucose, insulin, sucrose, tangshenoside, choline, ethyl a-D-fructofuranoide,…

Tác dụng dược lý:
+ Tăng cường sức đề kháng:
Theo kết quả thực nghiệm cho thấy, sử dụng loại thảo dược này thường xuyên sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng, điều trị hiệu quả chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi,… Đồng thời, các hoạt chất có trong đẳng sâm còn có khả năng gây ức chế và hưng phấn lên vỏ não. Điều này giúp gia tăng tế bào có lợi, củng cố sức đề kháng cho cơ thể.
+ Kích thích tiêu hóa
Dịch tiết ra từ đẳng sâm được nghiên cứu là có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp tái tạo hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi. Từ đó hỗ trợ điều trị tốt các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, chướng bụng đầy hơi,…
+ Ngăn ngừa bệnh về tim mạch và huyết áp
Để kiểm chứng công dụng này của loại thảo dược, người ta đã tiêm dẫn chất có chứa đẳng sâm vào mạch thỏ. Quá trình thí nghiệm cho thấy rằng, nhịp độ co bóp của tim thỏ được cải thiện đáng kể và lưu lượng máu cũng được khơi thông.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh về máu
Sử dụng loại thảo dược này thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng bạch cầu, tăng hồng cầu đáng kể. Do vậy, có thể nói đẳng sâm là dược liệu rất tốt cho máu.
+ Chống suy nhược ở người già
Trong thành phần của sâm có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho xương khớp, chúng giúp bảo vệ các mô xương, ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.
+ Đẳng sâm điều trị sốt xuất huyết
Loại sâm này có vị ngọt, tính lành, vì thế rất phù hợp trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Chỉ cần sử dụng sâm trong 1 tháng, người bệnh sẽ thấy cơ thể khoan khoái hơn nhiều, sắc mặt cũng hồng hào hơn.

Đẳng sâm chữa bệnh:
Tính vị quy kinh:
Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không có độc
Quy kinh: Quy vào kinh Phế và Tỳ
Tác dụng:
Sinh tân chỉ khát, ích khí, bổ trung, thanh phế và dưỡng huyết.
Chủ trị:
Khí huyết đều suy, tỳ vị hư yếu có các biểu hiện như thoát giang, tiêu chảy mãn tính, ăn uống kém, cơ thể suy nhược và không có sức.
Trị thiếu máu mãn tính, các bệnh ở tụy tạng, bệnh bạch huyết
Trị trường vị trung lãnh, hư lao, khí suyễn, mồ hôi tự ra
Băng huyết và các chứng bệnh thai sản
Cách dùng:
Dược liệu đẳng sâm được dùng nhiều trong các bài thuốc thang và thuốc hoàn toàn. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để chế biến các món ăn, trà, rượu ngâm bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp. Liều dùng khuyến cáo: 6 – 30g/ ngày.
Bài thuốc:
- Bài thuốc trị khí huyết đều suy
Chuẩn bị: Chích hoàng kỳ, long nhãn, đẳng sâm, bạch truật và đường cát.
Thực hiện: Đem nấu thành cao và uống mỗi ngày.
- Bài thuốc trị tỳ vị bất hòa và trung khí suy nhược
Chuẩn bị: Đường và đẳng sâm.
Thực hiện: Nấu thành cao lỏng.
- Bài thuốc trị mệt tim, ê ẩm và người gia suy yếu lâu ngày
Chuẩn bị: Ngưu tất, đương quy, mạch môn và long nhãn mỗi thứ 12g và đẳng sâm 40g.
Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Có thể gia thêm nhân sâm từ 4 – 8g nếu bệnh tình nghiêm trọng.
- Bài thuốc trị đại tiện lỏng, mệt mỏi và ăn uống không ngon
Chuẩn bị: Bạch truật sao 12g, đẳng sâm 20 – 40g, ba kích 12g và đương quy 12g.
Thực hiện: Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn mật là thành viên. Ngày dùng từ 12 – 20g.

- Bài thuốc trị đau lưng, tiểu nhắt, mệt mỏi, đau gối do thận hư suy
Chuẩn bị: Cáp giới 6g, trần bì 0.8g, đẳng sâm 16g, huyết giác 1.2g, tiểu hồi 6g và rượu 250ml.
Thực hiện: Ngâm các dược liệu với rượu và uống trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc trị tử cung xuất huyết
Chuẩn bị: Đẳng sâm 30 – 60g.
Thực hiện: Đem sắc, uống 2 lần/ ngày trong 5 ngày liên tục trong thời gian hành kinh.
- Bài thuốc trị cơ thể suy nhược, ho và hư lao
Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, cam thảo 2g, khoản đông hoa 6g, đẳng sâm 16g, ý dĩ nhân 6g và xa tiền tử 6g.
Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Nơi mua bán vị thuốc ĐẲNG SÂM đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc ĐẲNG SÂM ở đâu?
ĐẲNG SÂM là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc ĐẲNG SÂM được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc ĐẲNG SÂM tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.