Đạm Trúc Diệp

đạm trúc diệp

Tên gọi đạm trúc diệp:

Tên khác: Cỏ lá tre, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao)…

Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn (Acroelytrum japonicum Steud). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

đạm trúc diệp

Cây đạm trúc diệp:

Mô tả:

Đạm trúc diệp là Cỏ lá tre. Cần phân biệt với Trúc diệp là lá của cây tre và cây Thài lài trắng (Commelina communis L.,) cũng được gọi là Đạm trúc diệp.

Cỏ sống dai lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình chùy, thưa, dài 10-30cm. Bông nhỏ hình mũi mác, cuống dài mảnh mang trên hoa lưỡng tính 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn hình thoi cây ra hoa từ tháng 3-11.

Phân biệt Đạm trúc diệp với một số cây khác:

  • Đạm trúc diệp đôi khi còn được dùng để chỉ lá một loại tre Phyllostachys nigra Munre var. henonis (Mitford) Stapf ex Rendle. Tìm thấy ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh phúc, Quảng Ninh. Dùng làm thuốc chữa số, chống khát nước, cảm cúm, thổ huyết.
  • Tại một số tỉnh của Trung Quốc như Triết Giang, Giang Tô người ta còn dùng một loại thài lài commelina communis L. Thuộc họ Thài lài (Commelinaceae) với tên đạm trúc diệp. Để phân biệt giống cây này với Đạm trúc diệp người ta dựa vào đặc điểm của cây. Thài lài trắng là một loại cỏ cao từ 25 – 30cm, hơi có lông hoặc có nhiều lông. Thân chia nhánh, ở những đốt có thể mọc rễ. Lá thuôn dài hoặc hình mác phía dưới bẹ, dài từ 2 – 10cm, rộng từ 1 – 2cm, không có cuống. Quả nang thường được bao hoa bao bọc lại. Dài từ 5 – 6mm, rộng từ 4 – 6mm. Thường mọc hoang ở những bãi, ruộng ẩm ướt.
đạm trúc diệp

Thu hái, sơ chế:

Vào tháng 5 – 6 cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ rễ con, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô. Vị thuốc nhiều khi còn có cả rễ con và đôi khi có cả cụm hoa.

Bộ phận dùng:

Toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.

Vị thuốc đạm trúc diệp:

Mô tả dược liệu:

Thân hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng ở giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, mặt trên của lá màu lục nhạt hoặc màu lục vàng, các gân chính song song, gân nhỏ nằm ngang thành hình mạng lưới, với các mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

đạm trúc diệp

Bào chế:

Dùng tươi: rửa sạch, sắc uống. Dùng khô: rửa sạch, thái ngắn 2 – 3cm, phơi khô.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học:

Acid hữu cơ, tanin.

Tác dụng dược lý:

Năm 1937, hai tác giả là Hutchins và Swith đã dùng nhũ dịch 15% men tiêm dưới da gây sốt cho chuột bạch, rồi thí nghiệm tác dụng giảm sốt của 17 thứ thuốc khác nhau đã đi đến kết luận là cho vào dạ dày cao nước đạm trúc diệp với liều l-2g trên 1kg thể trọng có tác dụng giảm sốt, nhưng thuốc chế bằng rượu không có tác đụng giảm sốt; vậy chất chữa sốt tan trong nước.

Năm 1956, Chu Hàng Bích và một số tác giả khác (Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1956) dùng dung dịch có E.coli tiêm dưới da gây sốt cho mèo và thỏ rồi thí nghiệm tác dụng chữa sốt của đạm trúc diệp thì thấy với liều 2g trên 1kg thể trọng, đạm trúc diệp có tác dụng chữa sốt ngang với liều 33mg phenaxetin cho 1kg thể trọng. Ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu và tăng lượng đườmg trong máu.

đạm trúc diệp

Đạm trúc diệp chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh tâm, vị, tiểu trường

Tác dụng:

Lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả, trừ phiền nhiệt.

Chủ trị:

Dùng chữa tâm phiến, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.

Cách dùng:

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ:

Người không thấp nhiệt và phụ nữ có thai không.

đạm trúc diệp

Bài thuốc:

  • Trị sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu

Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

  • Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt

Đạm trúc diệp 12g Mộc thông 3g, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn 3g, Hoàng bá 3g. sắc với 3 chén nước còn 8 phân, ngày uống 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

  • Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm:

Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g 5 sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

  • Trị viêm niệu đạo, tiểu tiện đau buốt:

Đạm trúc diệp 15g, qua lâu căn 10g, thông thảo, hoàng bá mỗi vị 5g, sinh cam thảo 3g. Cho 600ml nước vào nồi sắc đến khi còn 200ml thì uống. Ngày uống 3 lần.

đạm trúc diệp

 Nơi mua bán vị thuốc ĐẠM TRÚC DIỆP đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc ĐẠM TRÚC DIỆP ở đâu?

ĐẠM TRÚC DIỆP là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc ĐẠM TRÚC DIỆP được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc ĐẠM TRÚC DIỆP tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.