Nội dung bài viết
Tên gọi Đại phong tử:
- Phong là tên đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi-tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
- Tên khác: Đại phong tử còn gọi là Chùm bao lớn (Bắc), Lọ nồi, Nhọ nồi (Nam), Phong tử, Chôm hôi, Thuốc phụ tử.
- Tên khoa học: Hydnocarpus antheimintica Pierre, họ Mùng quân Flacourtiaceae.

Cây đại phong tử:
Mô tả:
Cây to, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 25- 30m, đường kính thân trung bình 0,4-l,3m, nếu mọc gần nước thưòng chỉ cao 10-12m, đường kính 0,8m phân rất nhiều cành to, cành lá xanh tốt quanh năm cho nên nhiều thành phố đùng làm cây cho bóng mát, vỏ thân rất nhiều xơ, lá dài hình mác hai đầu hơi nhọn, mép nguyên, dài 10-30cm, rộng 3-7cm, mặt trên mờ, mặt dưới hơi vàng nhạt, 8-10 đôi gân bên, cuống lá dài 12-15mm. Cụm hoa mọc ở nách lá gổm 2 đến 5 chùm mang ít hoa, mọc về một phía. Hoa màu hồng, cùng gốc hay tạp tính. Quả hình cầu giống như quả cam to màu nâu nhạt, trong chứa 30-40 hạt nhiều cạnh, dài 2cm, rộng lcm, vố cứng, phôi nhũ nhiều. Mùa hoa: tháng 11-12, mùa quả:tháng 7-8.
Thu hái, sơ chế:
Khi quả chín (tháng 7-8) hái về, đập lấy hạt, loại bỏ các tạp chất, phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì khác.
Có khi dùng hạt để ép dầu, sù dụng với tên dầu đại phong tử-Oleum Chauimoograe.
Bộ phận dùng:
Hạt.

Vị thuốc đại phong tử:
Mô tả dược liệu:
Quả hình cầu to bằng ngón tay, đường kính 7-9cm, vỏ quả có lông mịn, trong chứa 30-40 hạt dài khoảng 2cm, rộng khoảng 1 cm, có nhiều góc cạnh do bị ép vào nhau, vỏ cứng, phôi nhũ nhiều.
Bào chế:
Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân. Uống trong thì ép bỏ dầu đi, dùng ngoài thì để nguyên không cần ép bỏ dầu. (Dầu đại phong tử : Oleum Chaulmoograe)
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
Thành phần chủ yếu của đại phong tử là dầu với hàm lượng chừng 40% (14% nếu tính cả vỏ hạt) đến 55% (nếu chiết tính bằng dung môi).
Trong hạt tươi còn có một men thủy phân và một glucozìt-Glucozit này chỉ có trong hạt tươi, hạt để lâu sẽ mất. Khi thủy phân, glucozit cho glucoza và axit xyanhydric. Do chất glucozit này cho nên bã (khô) sau khi ép dầu không thể dùng cho súc vật ăn dược.
Dầu đạì phong tử có màu vàng nâu, tỷ trọng 0,94-0,96 ở 25°, năng suất quay cực (a) D 25: +48 đến 60°, ở nhiệt độ 25° hay thấp hơn thường đặc lại và có những đám đặc thành khối màu trắng nhạt, mùi đặc biệt.
Thành phần chủ yếu của dầu đại phong tử là các glyxerit của một số axit béo đặc biệt và một số glyxerit thường gặp.
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Tác dụng dược lý:
Dầu đại phong tử có tác dụng kích ứng: bôi lên da thì nơi da bôi dẩu bị đỏ và có khi mọng nước. Thường dùng bôi lên da để chữa ngứa và bệnh hủi.
Do tính chất chịu axit (acidoresistance) của vi trùng lao và hủi giống nhau cho nên người ta nghĩ’ đến việc sử dụng đại phong tử và dầu đại phong tử để chữa lao phổi và lao thanh quản. Trong quá trình điều trị người ta nhận xét vết loét giảm, từng đám vi trùng tan hoặc tiêu đi.
Thí nghiệm đã chứng minh rằng những dầu có các axìt béo trong đại phong tử dù pha loãng tới mức độ không còn tác dụng đối với vi trùng không chịu axit, vẫn còn tác dụng sát trùng rất mạnh.
Mới đây người ta thí nghiệm dùng điều trị có kết quả bệnh lao, đau mắt hột, bại liệt, bôi ngoài chữa bênh ghẻ của chó.
Đại phong tử chữa bệnh:
Tính vị quy kinh:
Tính vị: Vị cay, tính nóng, có độc.
Quy kinh: chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tác dụng:
Khư phong, táo thấp, công độc, sát trùng.
Chủ trị:
Trị phong ngứa, phong cùi, lở loét, giã nát đắp lên hoặc đốt tồn tính trộn dầu mè xức vào. Giang mai.

Cách dùng:
Liều dùng: Dùng ngoài lượng tùy ý; uống trong bỏ vào hoàn, mỗi lần giọt từ 10-15 giọt.
Kiêng kỵ: Âm hư huyết nhiệt cấm dùng, âm hư sinh nội nhiệt cấm dùng.
Bài thuốc:
- Chữa ghẻ lở, giang mai: Đại phong tử thiêu tồn tính 10g, khinh phấn 0,5g. Giã nhỏ đại phong tử, thêm khinh phấn, cuối cùng thêm dầu vừng vào làm thành thuốc mỡ bôi lên những vết ghẻ lở, lờ loét đã rửa sạch.
- Chữa hênh mũi đỏ: Đại phong tử 30 hạt, bóc bỏ vỏ giã nhỏ, hạt hồ đào 15 hạt giã nhỏ trộn đều với đạỉ phong tử. Thêm 4g thủy ngân, trộn đều, cho tất cả vào miếng vải mịn, có chuôi cầm. Cầm chuôi vải xát mạnh vào mũi.
Mỗi ngày xát ba lần, xát liền trong ba ngày lại nghỉ một ngày. Làm đều như vậy nhanh thì nửa tháng, lâu thì một tháng rưỡu sẽ thấy kết quả. Sau khi dùng liền ba ngày mũi hơi khó chịu. Nghỉ một ngày lại bình thường.
- Trị cùi hủi: Đại phong tử ép dầu 30g, bột Khổ sâm 90g, bỏ vào 1 tí rượu viên hồ bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 50 viên lúc bụng đói với rượu nóng, ngoài ra rửa với nước Khổ sâm (Phổ Tế Phương).
- Trị cùi hủi lở loét: Đại hoàng tử đốt tồn tính trộn dầu mè, Khinh phấn xức vào còn xác lấy sắc rửa có thể trị được cả giang mai (Vệ Sinh Phương).
- Trị mũi đỏ ở ngoài: Đại hoàng, Tử nhân, Mộc miết tử nhân, Khinh phấn, Lưu hoàng tán bột, đêm ngủ bôi vào (Vệ Sinh Phương).
- Trị các loại mụn nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng đơn, Long não đều 24g, Phèn phi, Nhũ hương, Mộc dược mỗi thứ 120g, Đinh hương, Hồi hương 8 lượng, tán bột cùng với dầu mè, sáp ong (lượng) vừa đủ nấu thành cao dán. Nếu mụn nhọt mới phát thì tiêu, đã có mủ thì vỡ mủ, ráo mủ thì ra da non và gom miệng lại (Bách Gia Trân Tàng).
- Trị lở nhọt nhiều, phong cùi: Đại phong tử 1 cân rưỡi, Ý dĩ nhân, Kinh giới mỗi thứ 8 lượng, Khổ sâm, Bạch tật lê, Tiêu hồ ma, Thương nhĩ tử, Phòng phong mỗi thứ 120g,Thiên niên kiện, Bạch chỉ, Thảo ô, Oai linh tiên, Xuyên khung, Câu đằng, Mộc qua, Thỏ ty tử, Nhục quế, Thiên ma, Sơn chi tử, Tri mẫu, Xuyên ngưu – tất, Hà thủ ô, Thanh mông thạch đều 60g, Bạch hoa xà 30g. Tán bột, làm thành viên. mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần Sau khi uống 2-3 ngày rồi thì tăng liều dần lên. Trong thời gian uống thuốc cữ thức ăn mát lạnh. Trị phong cùi lở láy dữ dằn (Sưu Phong Hoàn – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

- Trị phong ngứa lở loét: Đại phong tử 15g, Khổ sâm (bột) 90g, trộn hồ làm viên lớn bằng hạt ngô đồng, lần 6g ngày uống 2 lần với rượu ( Đại Phong Chư Lại Phương – (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Trị ngưu bì tiễn (da cứng dầy lên sần sùi như dâ trâu, gãi tróc vẩy ra): Đại phong tử, Khổ sâm mỗi thứ 6 lượng, Xuyên cẩn bì, Hùng hoàng, Xuyên tiêu, Bạch phàn, Thảo ô, Bạc hà, mỗi thứ 120g, Chương não 90g, Băng phiến 15g. Thêm alcol 75o 6 lít, nước 2 lít, ngâm 3 tuần. Dùng để bôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Nơi mua bán vị thuốc ĐẠI PHONG TỬ đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc ĐẠI PHONG TỬ ở đâu?
ĐẠI ĐẰNG TỬ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc ĐẠI PHONG TỬ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc ĐẠI PHONG TỬ tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.