Nội dung bài viết
Tên gọi cửu thái tử:
Tên khác: cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác.
Tên khoa học: Allium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng). Họ khoa học: thuộc họ Hành (Alliaceae).

Cây cửu thái (cây hẹ):
Mô tả:
Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

Thu hái, sơ chế:
Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.
Bộ phận dùng:
Hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử, du thái tử. Toàn cây cũng được dùng.
Vị thuốc cửu thái tử:
Mô tả dược liệu:
Quả cây hẹ hình trái xoan chia thành 3 mảnh trong quả có 6 hạt nhỏ màu đen. Chọn loại hạt già mẫy, có màu đen đậm, đều nhau và không lẫn tạp chất. Đây được xem là loại tốt nhất để điều chế thành thuốc, mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Bào chế:
Sau khi thu hái loại bỏ tạp chất rồi phơi khô.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học:
Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.
Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ.
Tác dụng dược lý:
Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Cửu thái tử chữa bệnh:
Tính vị quy kinh:
Tính vị: vị cay, ngọt, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh Tỳ, Thận.
Tác dụng:
Có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Chủ trị:
Dùng chữa chứng mộng tinh, Di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy.

Cách dùng:
Liều dùng 6-12g.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Bài thuốc:
- Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 – 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
- Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 200g, tằm đực khô 1.000g, dâm dương hoắc 600g, câu kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g, mật ong 4 lít, rượu 40 độ 20 lít. Ngâm 20 – 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: Tăng cường hoạt động sinh dục.
- Chữa bế kinh: hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10g. Hãm sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

- Chữa liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm: hạt hẹ 20g, kỷ tử 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g, lộc nhung 10g, đường phèn 200g, rượu trắng 1.000ml. Ngâm 15 – 30 ngày. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml.
- Trị thận hư, tinh thiếu, mệnh môn hỏa suy, liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm: Câu kỷ tử 25g, Cửu thái tử 16g, Dâm dương hoắc 25g, Hoài sơn 50g, Kim anh tử 16g, Ngũ Vị tử 5g, Phá cố chỉ 5g, Phúc bồn tử 25g, Thạch liên tử 16g, Thỏ ty tử 25g, Thục địa 50g, Xà sàng tử 5g. Sắc uống, Tác dụng: Bổ thận, cố tinh. (Cửu Tử Hồi Xuân Thang).
- Trị dương vật cương không mềm, có khi đau như kim châm, gọi là “Cường trung” (do Thận trệ): Cửu tử, Phá cố chỉ mỗi thứ 30g, tán thành bột, mỗi lần uống 9g sắc với 1 chén nước, ngày 3 lần. (Kinh Nghiệm Phương).
- Trị thận dương suy biểu hiện như bất lực, đau lạnh ở lưng gối: Cửu tử, Nhục thung dung, Ba kích thiên mỗi Vị 12g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Trị đi tiểu đêm nhiều do thận khí hư: Cửu tử 12g, Bổ cốt chi 12g, Sơn dược 20g, Ích trí nhân 12g, tán bột làm hoàn uống 12g/ 2-3 lần ngày. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Nơi mua bán vị thuốc CỬU THÁI TỬ đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CỬU THÁI TỬ ở đâu?
CỬU THÁI TỬ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc CỬU THÁI TỬ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc CỬU THÁI TỬ tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.