Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Thiên kim hồng, Bách nhật hồng, Bách nhật bạch, Thiên nhật hồng.
- Tên khoa học: Gomphrena globosa L.
- Họ: thuộc họ Rau dền (danh pháp khoa học: Amanthaceae).
Cây Cúc bách nhật
Mô tả cây thuốc

Cúc Bách nhật là cây thảo, mọc hàng năm, có chiều cao trung bình từ 20 – 60cm, có lông mềm áp sát. Thân cây mọc đứng, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình bầu dục, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, dài 4 – 7cm, rộng 2-3cm, mặt trên xanh lục sẫm, có ít lông, mặt dưới nhạt phủ lông mềm màu trắng nhạt, dày hơn ở lá non; cuống lá dài 1-2cm. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành màu đỏ tía hoặc hồng tím, có 2 lá tiêu giảm ở gốc; lấ bấc thuôn nhọn, khô xác, lá bấc con ép vào hoa; hoa nhiều; đài hoa có 5 răng họp thành ống; nhị 5; bầu hình trứng. Quả có vỏ mỏng như màng; hạt hình trứng màu nâu đỏ, nhẵn bóng. Mùa hoa vào tháng 7-12.
Phân bố

Cây cúc bách nhật có thể mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh trong các công viên. Loại cây này được tìm thấy ở hầu hết các nước nhiệt đới, nhiều nhất phải kể đến Việt Nam hoặc Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Cụm hoa cúc bách nhật được sử dụng làm thuốc

Thu hái, sơ chế
Hoa cúc bách nhật được thu hoặc vào mùa Hạ hoặc mùa Thu. Bông hoa được hái mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho đến khi khô hẳn.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Trong cụm hoa bách nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphreninI, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một ít amanthin và izoamaranthin
Cúc bách nhật chữa bệnh
Tính vị
Vị ngọt, tính bình, không độc.
Tác dụng
Thanh can, sáng mắt, tán ứ, giảm ho, bình suyễn, hạ áp.
Chủ trị
Chữa hen phế quản, viêm khí phế quản cấp và mạn tính, ho, ho gà, ho ra máu, ho lao, đau mắt, đau đầu, trẻ em khóc đêm, bụng trướng đau, đầy hơi, tiểu tiện khó.
Cách dùng – liều lượng
- Liều lượng: Người lớn 8-16g, trẻ em 5-10 tuổi dùng 4 – 8g. Dùng toàn cây cho người lớn với liều 20-30g.
- Cách dùng: có thể sắc lấy nước uống hoặc dùng ngoài, Cúc bách nhật có thể để tươi giã đắp, nấu nước xông hoặc tắm rửa để trị chấn thương bầm giập, bệnh ngoài da.
Kiêng kị
Không dùng cúc bách nhật cho:
- Người bị huyết áp thấp
- Đối tượng bị dị ứng với một trong các thành phần của cúc bách nhật
Bài thuốc

- Điều trị bệnh hen phế quản
Sử dụng cúc bách nhật, tỳ bà diệp và lá một hoa mỗi vị 6g, nhót 10g. Sắc thuốc chia 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối. Hoặc có thể tán tất cả thành bột, mỗi lần lấy 1,5 – 3g pha với nước ấm uống x 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa ho, ho ra máu, ho lao, ho gà
Sử dụng cúc bách nhật 10g. long nha thảo 9g. Sắc uống.
- Điều trị bệnh viêm đại trạng thể lỏng ở giai đoạn mãn tính
Sử dụng 15g hoa cúc bách nhật, 10g ngũ trảo và 30g câu cốt diệp. Sắc uống
- Chữa trẻ em hay khóc về đêm
Sử dụng hoa cúc bách nhật 5g, thuyền thoái 3g, cúc hoa 2g. Sắc uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống.
- Điều trị bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản
Bài thuốc 1: Dùng 10 bông hoa cúc bách nhật tươi ( tương đương 15-20 g hoa khô). Sắc lấy nước đặc uống.
Bài thuốc 2: Kết hợp 20 bông hoa cúc bách nhật tươi với 5 lá ba diệp. Sắc uống
Bài thuốc 3: Sắc hoa cúc bách nhật với kim tiền thảo lấy nước chia uống 3 lần. Liều dùng mỗi vị là 30g.
Bài thuốc 4: Dùng 6g hoa và 9g rễ cúc bách nhật nấu kỹ. Gạn nước uống
Bài thuốc 5: Chuẩn bị 15g hoa cúc bách nhật, nga bất thực thảo và cam thảo dây mỗi vị 30g. Dùng thuốc theo hình thức sắc uống.
Bài thuốc 6: Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc bao gồm các vị: Cúc bách nhật, tỳ bà diệp, hạnh nhân mỗi thứ 10g, ma hoàng sao 6g.
- Chữa mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, trẻ em kinh phong
Sử dụng cúc bách nhật 15g, câu đằng 15g, bạch cương tằm 6g, cúc hoa 2g. Sắc uống. Có thể dùng độc vị hoa 2g sắc uống để chữa mắt mờ, trẻ em kinh phong.
- Điều trị bệnh cao huyết áp
Sử dụng hoa cúc bách nhật và cúc hoa mỗi thứ 15g, mạch môn, kẹp thảo, tang diệp mỗi thứ 10g, mạch hạ khô 30g. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước đặc. Chia thuốc sắc làm 2 – 3 lần dùng.
- Chữa bệnh đau mắt đỏ
Chuẩn bị cúc hoa và tang diệp mỗi vị 15g, hoa cúc bách nhật 10g.Đun sôi kỹ lấy nước chia uống 2 lần thay trà
Nơi mua bán vị thuốc CÚC BÁCH NHẬT đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CÚC BÁCH NHẬT ở đâu?
CÚC BÁCH NHẬT là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc CÚC BÁCH NHẬT được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc CÚC BÁCH NHẬT tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội