Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Trạch lan, Cúc ngọt, Cỏ đường.
- Tên khoa học: Stevia rebaudiana
- Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)
Cây Cỏ ngọt
Mô tả cây thuốc
Cây thuộc thảo cao 40-80cm um tùm nhiều lá nhiều cành. Thân có tiết diện tròn, có rãnh dọc với nhiều lông mịn, phần gốc nâu, phía trên xanh. Lá hình 4-8cm chiều dài, 0,8-1,5cm chiều rộng, mặt lá nhiều lông tơ mịn. Lá mọc đối, ở nách lá mọc lên chồi khác.
Lá có 3 gân nổi rõ, các gân phụ hình lông chim, mép lá có răng cưa, có vị rất ngọt. Hoa đầu mọc ở kẽ lá, tụ thành chùm ở ngọn. Mỗi hoa đầu có 5 hoa hình ống màu vàng nhạt, 5 chỉ nhị dài bằng nhau dính trên ống tràng. Cây thích nghi với khí hậu nóng ẩm, cần nhiều ánh sáng, đất có pH 4-5. Không mọc nơi đất bùn sình lầy.

Phân bố
Cây đươc sử dụng đầu tiên tại Ấn độ và bắt đầu du nhập vào nước ta được một vài năm gần đây, hiện nay loại thảo dược này đã được nhiều địa phương trên cả nước trồng phục vụ cho đời sống và ngành chế biến dược liệu, trà thảo dược.
Thu hái, sơ chế
Thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 8 hàng năm. Người ta cắt phần ngọn cây sau đó loại bỏ những lá héo úa rồi phơi khô sử dụng làm thuốc.
Bộ phận dùng
Búp non và lá cây cỏ ngọt được sử dụng để làm thuốc.
Vị thuốc Cỏ ngọt
Mô tả vị thuốc
Lá hình trái xoan hẹp hay hình trứng ngược, màu xanh lục vàng, dài từ 2,5 cm đến 6,0 cm, rộng 1,0 cm đến 1,8 cm. Hai mặt đều có lông mịn, mép lá khía răng cưa. Mặt trên lá có 3 gân nổi rõ cùng xuất phát từ cuống lá; gân phụ phân nhánh. Vị rất ngọt.

Bảo quản
Cỏ ngọt dễ ẩm mốc và hư hại. Vì vậy cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh phơi/ bảo quản dược liệu ở nơi có ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ cao vì có thể làm giảm vị ngọt và ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc.
Thành phần hóa học
- Thành phần chính của cỏ ngọt bao gồm: Hoạt chất Steviosid, đây là một glu có vị ngọ gấm 300 lần so với đường kính thường, đặc biệt, đường này không mang năng lượng, nên khi sử dụng không gây các chất béo, protein, Carbonhydrate có hại cho cơ thể. Có thể đánh giá, đây là một chất tạo ngọt tự nhiên tốt bậc nhất.
- Bên cạnh đó, cỏ ngọt còn chứa 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% carbohyrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.
Tác dụng dược lý
- Chất Steviol trong cỏ đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không bị phân hủy, lên men và hầu như chứa rất ít năng lượng. Vì vậy có thể ứng dụng thảo dược này để tạo vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và người đang trong chế độ ăn kiêng.
- Nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu cho thấy cỏ ngọt không ảnh hưởng đến huyết học, triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và hành vi của chuột thực nghiệm.

Cỏ ngọt chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
Tính vị: Vị ngọt, tính mát.
Quy kinh: Quy vào kinh Phế, Tỳ, Thận.
Tác dụng
Hạ huyết áp, lợi tiểu và tiêu khát.
Chủ trị
Đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng huyết áp, chảy máu răng, tiểu tiện không thông.
Cách dùng – liều lượng
Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, hãm hoặc sắc uống.
Bài thuốc

- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Dùng lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, thực hiện 2 lần/ ngày trong thời gian dài.
- Chữa tăng huyết áp
Dùng lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g. Rửa sạch và sắc uống hằng ngày.
- Dùng Cho Người Bị Béo Phì
Liều dùng hằng ngày là 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Dùng liên tục.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc
Cây cỏ ngọt có thể sử dụng kết hợp với các loại nhân trần, cam thảo, trà atiso uống mỗi ngày như nước bình thường, không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, loại nước này còn có công dụng lợi tiểu hiệu quả. Đây cũng là loại thức uống khá tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, với những người đang mang thai, người cao huyết áp, người có bệnh tim mạch thì không nên cho cam thảo
Nơi mua bán vị thuốc CỎ NGỌT đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CỎ NGỌT ở đâu?
CỎ NGỌT là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc CỎ NGỌT được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc CỎ NGỌT tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội