Chi tử xị thang

chi tử xị thang

Nguồn gốc bài thuốc Chi tử xị thang

Tác giả: Trương Trọng Cảnh

Xuất xứ: Thương hàn luận

Bài thuốc Chi tử xị thang nguyên bản

Thành phần

Chi tử               8-12g

Đạm Đậu xị      12g

  • Cách dùng: Sắc nươc uống
chi tử
Vị thuốc Chi tử
đạm đậu xị
Vị thuốc Đạm đậu xị

Công dụng

Thanh nhiệt, trừ phiền

Chủ trị

Dùng trong trường hợp bệnh ngoại cảm tà ở phần khí có triệu chứng sốt, bứt rứt, khó ngủ, ngực tức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch sác.

Phân tích bài thuốc

Chi tử tính đắng hàn có tác dụng thanh tâm, trừ phiền là chủ dược. Đạm đậu xị tính cay lương giúp Chi tử tả uất nhiệt ở thượng tiêu.

Gia giảm

  • Trong chứng nhiệt ở phần khí kèm biểu chứng, thêm Bạc hà, Ngưu bang tử để giải biểu.
  • Miệng đắng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, thêm Liên kiều, Hoàng cầm, Lô căn, để tăng tác dụng thanh lý nhiệt.
  • Đối với trường hợp viêm túi mật cấp, viêm gan cấp, bứt rứt khó chịu, tuỳ tình hình cụ thể, có thể dùng kết hợp bài thuốc này.

Ứng dụng thực tế

Ứng dụng Chi tử xị thang trong lâm sàng

Bài thuốc được dùng trong những trường hợp bệnh ngoại cảm, lý nhiệt nhẹ bứt rứt, khó ngủ, ngực đầy tức, thường được dùng kèm theo các vị thuốc khác.

Tham khảo

  • Kha Vận Bá nói: Thái dương lấỵ ngực, bụng làm lý, Dương minh lấy ngực bụng làm biểu. Lý của Dương minh là Vị thực, không những các chứng phát nóng sợ nóng, mắt đau, mũi khô, mồ hôi ra, mình nặng nề mới gọi là biểu, mà các chứng hư phiền, hư nhiệt, cổ khô, miệng đắng, lưỡi có rêu, bụng đầy, vật vã không nằm được, tiêu khát mà tiểu tiện không thông lợi, đều là biểu chứng của Dương minh cả. Trọng Cảnh chế bài thuốc phát hãn là mở đường ra cho biểu tà của Thái dương; chế bài thuốc gây nôn mửa là dẫn đường ra cho biểu tà của Dương minh. Vì vậy biểu tà ở Thái dương nền dùng phép hãn, không nên dùng phép thổ, biểu tà ở Dương minh nên thổ không nôn phát hãn. Bệnh Thái dương nên phát hãn mà lại cho thố liền, thấy các chứng tự ra mổ hôi, không sợ rét, đói không ăn được, sáng ăn chiều mửa, muốn ăn thứ lạnh, không muốn mặc áo, đó là bệnh Thái dương, thuộc biểu chứng Dương minh, theo phép nên dùng ‘Chi tử xị thang’ cho thổ ra. Bệnh Dương minh đáng cho thổ lại không cho thổ, mà lại dùng phép phát hãn, hạ, ôn châm, dẫn nổi trong tâm buổn phiển, nôn nao, run sợ, vật vã, lưỡi có rêu, nhưng bệnh vẫn ở phần biểu Dương minh, vẫn dùng ‘Chi tử xị thang’ làm chủ. Chi tử vị đắng, dũng tiết, hàn hay thắng nhiệt, hình giống như quả tim, lại có màu đỏ, thông với tâm, cho nên chủ trị các chứng về tâm. Đậu hình như quả thận, mầu đen, vào thận, chế thành xị, xốp nhẹ đi lên, hay làm cho trọc tà ở ngực, bụng, đi lên ra miệng, mửa được mà ngực bụng đểu thư thái, phiền nhiệt của biểu lý đều giải, sở dĩ như vậy vì, bệnh của nhị dương (Dương minh) phát ở tâm tỳ, đó là tâm Tỳ nhiệt không phải là vị thực, tức như ý nghĩa nói có nhiệt thuộc tạng thì công trục, đừng phát hãn, phải gấp trừ nhiệt ở ngoài vị, không để cho vị thực, điều đó cho biết ‘Chi tử xị thang’ là bài thuốc thánh để giải Dương minh biểu lý. Nhiệt làm thương khí thì khí kém, thêm Cam thảo để ích khí. HƯ nhiệt cấu kết thì hay mửa, thêm Sinh khương để tán tà. Nếu sau khi hạ mà ngực và bụng đầy, nằm ngồi không yên mà nhiệt đã vào vị thì không nên hạ nữa, vì thế chỉ dùng Chi tử để trừ phiền, Chì, Phác làm tá để tiết đầỵ, đó là cách giải cả ngực bụng hay nhất, lại là khinh tễ ‘Tiểu thừa khí’ vậy. Nếu dùng thuốc hoàn để hạ, tâm hơi phiển mà không nôn nao, thì biết là hàn tà lưu ở trung tiêu, mà thượng tiêu có nhiệt tà, cho nên dùng Chi tử để trừ phiền, bội Can khương để trục nội hàn mà biểu nhiệt tự giải. Đây lại là cùng dùng cả thuốc hàn lẫn nhiệt, là tễ hoà trung giải biểu. Trong ngoài nhiệt đốt mạnh, da thịt phát vàng, tất phải dùng bài thuốc đắng ngọt để điểu hoà. Bá bì, Cam thảo, màu vàng mà nhuận, giúp Chi tử để trừ nội phiền, giải ngoại nhiệt, bệnh hình sắc thì vẫn mượn hình sắc để dễ thông. Đó đểu là gia giảm dùng Chi, Xị để chống đỡ sự biến ảo của Dương minh biểu chứng. Tính của Chi tử hay quanh co đi xuống, không phải là thuốc vọt lên, chỉ có khí mốc của Xị bốc lên tâm Phế, thường làm cho người ta mửa. Xem như ‘Qua đế lần’, phải dùng nước Khương, Xị hoà uống, thì biết thổ là do Xị không phải do Chi. ‘Chì tử can khương thang’, bỏ Xị dùng Khương là ý muốn dùng tính tán ngang ra. ‘Chi tử hậu phác thang’, lấy Chỉ, Phác thay Xị là ý muốn tiết xuống đểu không muốn cho vượt lên trên, uống hai thang mà nôn mửa được thì thôi không uống lượt sau nữa, là rất trái với ý của Trọng cảnh. Xét Chi tử với ‘Nhân trần bá bì thang’ đều không nói đến việc mửa, người bệnh vốn có tiêu lỏng thì không được dùng, thì hiểu rõ được tính Chi tử vậy (Danh y phương luận).
  • Chứng hư phiền nói ở đây là tương đối với hiện tượng đầy cứng của chứng vị thực kết hung mà nói. Nguyên trong sách ‘ Thương hàn luận’ tuy có chứng trong tim kết đau, ngực bị ngăn nghẹn, nhưng đè vào dưới tim thì mềm không phải là thực tà gây ra, cho nên gọi là ‘hư phiền’, phần nhiều vì dư nhiệt quấy nhiễu trong lổng ngực gây nên.
  • Sách ‘Thương hàn luận’ ghi: “Phàm dùng ‘Chi tử xị thang’, người bệnh trước đó bị tiêu lỏng thì không thể cho uổng được”. Bình thường đại tiện lỏng, phân nhiều là hiện tượng tỳ vị hư hàn,  Chi tử là thuốc khổ hàn, vì vậy không cho uống được.
  • Phạm vi sử dụng của bài này, không phải chỉ đóng khung ở bệnh thương hàn sau khi cho thổ, hạ, mà ôn tà lúc mới phát, dưới tim đầy tức khó chịu, buồn phiền ảo não, đều có thể dùng. Vị Chi tử trong bài này theo sách ‘Thương hàn luận phần nhiều dùng sống, vì vậy sau khỉ uống dễ bị nôn mửa, trên lâm sàng hiện nay thường sao đi mà dùng sẽ tránh được nôn mửa. Chứng của bài này mà kèm hơi thở ngắn, thì thêm Chích thảo 4g, gọi là ‘Chi tử cam thảo xị thang’. Bệnh do nhiệt tà hại khí gây ra, cho nên thêm Cam thảo để thêm khí. Nếu kèm nôn mửa thì thêm Sinh khương 10g gọi là ‘Chi tử sinh khương xị thang’, vì nôn mửa là do ẩm tà nghich lên, cho nên thêm Sinh khương để tán ẩm, chỉ nôn, Bài này bỏ Đậu xị, thêm Hậu phác 8g, Chỉ thực 4 quả, gọi là ‘Chi tử hậu phác thang’, trị thương hàn mà sau khi dùng phép hạ, gây ra tâm phiền, bụng đầy, nằm ngồi không yên, sau khi hạ rồi, nhiệt với khí kết lại, tắt trệ ở khoảng ngực bụng, dùng Chi tử trị tâm phiền, thêm Chỉ thực, Hậu phác để trừ đầy tức. Bài này thêm Chỉ thực 3 quả, dùng nước Thanh tương sắc lên, gọi là ‘Chỉ thực chi tử xị thang’, trị sau khi bệnh nặng khỏi rồi, làm việc khó nhọc mà bệnh trở lại, uống cho ra ít mồ hôi để giải trừ lao nhiệt. Nếu vì ăn mà bệnh trở lại thì thêm Đại hoàng để thanh nhiệt trừ tích (Thượng Hải phương tễ học)

Lưu ý khi sử dụng

  • Khi dùng cần phải lựa chọn các vị thuốc chất lượng: hàm lượng hoạt chất; độ an toàn cao (không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, không kim loại nặng); được bào chế đúng cách thì bài thuốc mới có hiệu quả.
  • Vị Chi tử là thuốc đắng hàn, cần thận trọng đối với bệnh nhân tiêu chảy, Tỳ Vị hư hàn.
  • Vị Chi tử thường dùng dạng sao để tránh gây nôn.

Tham khảo mua bán bài thuốc

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Chi Tử Xị Thang gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Chi Tử Xị Thang (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám An Chánh Kiện Khang : gọi 0344.198.966 để báo giá

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sĩ, hoặc gọi 0344.198.966  để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…