Cát sâm

Cát sâm

Tên gọi Cát sâm:

  • Cát có nghĩa là sắn, vì hình dáng của củ giống củ sắn, vị thuốc giống củ sắn, lại có công dụng bổ dưỡng như sâm, nên được gọi tên là cát sâm.
  • Tên khác: Sâm nam, Sâm chèo mèo, Sâm trâu, Sâm chuột, Sâm sắn, Nam sâm, Cát muộn, Sơn liên ngẫu, Ngưu đại lực, Đại lực thự, Kim chung, Đảo điếu kim chung, Độc cước lập, Hang chởn (tiếng Tày).
  • Tên khoa học: Millettia Speciosa Champ ex Benth và Callerya Speciosa Champ ex Benth Schot. Họ Cánh Bướm (Fabaceae – Papilsionaceae).
Cát sâm

Cây cát sâm:

Mô tả:

Cây cát sâm là loại cây thân gỗ nhưng không quá lớn, tầm trung chỉ cao từ 3 – 5m, một thân thẳng và vươn ra nhiều nhánh, cành khác. Cành của cát sâm khi mới mọc còn non sẽ có lông mềm bao phủ, càng lớn lên, lớp lông này sẽ rụng đi và chuyển thành màu nâu.

Lá cát sâm hình giống như lông chim, lá kép, phần cuống lá có lông phủ dầy. Còn lá chét có hình mác, thuôn dài hoặc hình bầu dục. Gốc của lá hình tròn và nhọn ở đâu. Màu của lá cát sâm gần như hai màu với mặt trên có sắc xanh lục thẫm, những mặt dưới lại có màu trắng là do lớp lông phủ, phần gân lá nổi lên rất rõ.

Cây cát sâm cho hoa màu trắng tinh như màu hoa bưởi nhưng to hơn mọc thành từng cụm dạng chủy. Chiều dài mỗi bông từ 10 – 20cm hoặc hơn nữa. Phần đài hoa hình răng ôm trọn cuống của bông hoa, mặt ngoài cũng được phủ lông trắng.

Tràng hoa nhẵn ở cánh ngoài, cánh trong hơi sần, nhụy hoa 2 bó và bầu có lông. Hoa của cát sâm thường ra vào tầm tháng 7 – 9 hàng năm.

Quả của cây hình dẹt cũng có một lớp lông mỏng phủ ở bên ngoài. Đặc biệt mỗi quả chưa từ 4 – 5 hạt và hạt có màu đen vỏ dày chữa nhân ở bên trong. Mùa quả chín nhiều nhất là tháng 11, 12 sau khi hoa rụng gần hết.

Cát sâm

Thu hái, sơ chế:

Vào mùa Đông, Xuân, người ta tiến hành thu hoạch củ cát sâm khi cây đã được 1 năm tuổi. Cách sơ chế như sau:

Củ cát sâm rửa sạch hoàn toàn đất bụi, để khô nước.

Thái thành từng lát mỏng hoặc củ nhỏ có thể bổ dọc.

Phơi khô hoặc tẩm với nước gừng, nước mật cho thấm rồi sao vàng trên chảo nóng cho khô.

Bộ phận dùng:

Phần rễ cây phình to ở dưới đất giống hình dáng của củ.

Vị thuốc cát sâm:

Mô tả dược liệu:

Cát sâm dược liệu sử dụng là phần rễ cây phình to ở dưới đất giống hình dáng của củ.

Người ta dùng củ cát sâm 1 năm tuổi, bên ngoài là vỏ khô màu nâu sẫm, bên trong màu trắng, bột và ít xơ. Loại cây này trên 1 năm và càng lớn tuổi càng ít bột và nhiều xơ khó dùng.

Cát sâm

Bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

 Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên.

Bảo quản:

Đây là dược liệu dùng dưới dạng khô và cả tươi sống, việc bảo quản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người dùng nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ ẩm thấp sẽ dễ bị mối mọt. Nên bào chế đến đâu và sử dụng đến đó, nếu không cứ để cả củ và cất ở nơi khô thoáng, dùng dần.

Thành phần hóa học:

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh trong cây cát sâm chứa rất nhiều thành phần, dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc và tăng cường sức khỏe.

Trong đó phải kể đến như: Ancaloit, Axit docosanoic, Etracosane, Maackiain, Pedunculoid, β-sitosterol, Axit hexacosanoic, Axit Rotundic,…

Tác dụng dược lý:

Giảm hoạt động của ALT và AST trong huyết thanh, tác động đến các chỉ số gan và hàm lượng MDA có trong homogenate ở gan. Từ đó cát sâm có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tổn thương cấp tính.

Củ cát sâm có thành phần chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ đáng kể. Các nhà khoa học nhận định, củ cát sâm là một loại thảo dược khá tiềm năng cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng tương lai.

Cát sâm

Cát sâm chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: vị ngọt và tính bình.

Quy kinh: vào kinh Phế và kinh Tỳ.

Tác dụng:

Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, lợi tiểu và bổ trung ích khí, sinh tân dịch, bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc.

Chủ trị:

Các bệnh ho có đờm, hay bị sốt về chiều, đau nhức đầu, kém ăn, cơ thể suy nhược, làm thuốc trị bí tiểu, thuốc bổ và thanh mát cơ thể, phục hồi cơ bắp, chữa các bệnh lao phổi, viêm phế quản, viêm khớp, viêm gan, bại liệt nửa người,…

Cách dùng:

Dược liệu thường được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc với liều lượng khoảng 10 – 20g/ngày. Tùy thuộc vào từng bài thuốc và sự kết hợp với dược liệu khác mà có thể dùng tới 40g/ngày.

Cát sâm

Bài thuốc:

  • Ho khan, ho dai dẳng,cơ thể suy yếu, sốt khát nước:

Cát sâm và mạch môn đều dùng 12g, thiên môn và vỏ rễ dâu 8g; đun nước 400ml, sắc chỉ 200ml; dùng chia 3 lần uống trong ngày.

  • Cảm sốt, khát nước:

Cát sâm và cát căn 12g, cam thảo 4g; nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.

  • Khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện:

Cát sâm 30g, thái lát đem tẩm mật và sao vàng; sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.

  • Cảm nắng:

Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12-20g; sắc uống. Có công dụng chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.

  • Cơ thể suy nhược, kém ăn:

Cát sâm tẩm cùng nước gừng, đem sao vàng nhỏ lửa; ngày dùng 30g, sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.

Cát sâm

 Nơi mua bán vị thuốc CÁT SÂM đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CÁT SÂM ở đâu?

CÁT SÂM là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc CÁT SÂM được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc CÁT SÂM tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.