Nội dung bài viết
Tên gọi:
Tên khác: Sắn dây, Phấn cát, Cam cát căn, củ sắn dây
Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae).

Cây Sắn dây:
Mô tả:
Cây thân thảo, dây leo. Thân hơi có lông, lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình trứng, có mũi nhọn ngắn, nguyên hoặc chia 2 – 3 thùy có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, có mùi thơm, xếp thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Rễ phát triển to lên thành củ, phình dài ra, có thể nặng tới 20kg, ăn được.

Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng:
Rễ củ

Vị thuốc cát căn
Mô tả dược liệu:
Dược liệu Cát căn là rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 – 15 cm, đường kính 4 – 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.

Bào chế:
Sau khi thu hái về có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:
Khúc củ: Rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài sau cắt thành từng đoạn ngắn 13cm. Xếp vào bên trong vại và cho nước muối đặc vào ngâm trong nửa ngày. Sau đó tiếp tục pha nước muối ngâm dược liệu trong 7 ngày rồi vớt ra, đem ngâm dưới sông trong 3 – 4 giờ rồi phơi trong 2 – 3 ngày. Bỏ dược liệu vào hòm và xông với lưu hoàng trong 2 ngày đêm cho củ mềm và trong, mất màu vàng chỉ còn lại màu trắng bột. Đem dược liệu phơi khô hoàn toàn và bảo quản dùng dần.
Miếng vuông: Gọt bỏ vỏ ngoài, cắt thành khối vuông có cạnh từ 1.5 – 3cm, sau đó xông với lưu hoàng và đem sấy khô là dùng được.

Khoanh củ: Bóc bỏ vỏ ngoài, cắt thành khúc dài từ 8 – 15cm, xông với lưu hoàng 3 lần. Sau đó đem phơi dược liệu vào ban ngày và tối đến sấy lưu hoàng cho đến khi khô hoàn toàn.
Chế bột sắn dây: Cạo bỏ vỏ, xay giã cả củ, lọc lấy nước, thêm nước lạnh vào rồi dùng khăn mỏng lọc xác, tạp chất và bụi bặm, đất cát. Thực hiện lọc trong vòng 1 tháng cho đến khi khuấy nước không còn đục là được. Sau đó đổ bột ra miếng vải và phơi khô thành bột, bảo quản dùng dần.
Bảo quản:
Dễ ẩm mốc và mối mọt nên cần đậy kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
Cát căn chứa Puerarin – Xyloside, Daidzin, Arachidic acid, Puerarin, Daidzein, b-Sitosterol, 4-Methoxypuerarin, 7-Diglucoside, Genistein, Formononetin,…
Tác dụng dược lý:
Giải nhiệt ( trên súc vật thực nghiệm nhận thấy thuốc có tác dụng giải nhiệt mạnh: Theo tài liệu ” Nghiên cứu dược lý tác dụng giải nhiệt một số thuốc Trung y”
Giãn mạch vành, kết quả thực nghiệm còn cho thấy Cát căn còn có tác dụng đối kháng với nội kích tố hậu tuyến yên gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp.
Có tác dụng huyết lượng ở não do làm giãn mạch não trên súc vật thực nghiệm.
Ngoài ra sử dụng thuốc trên lâm sàng còn thấy tác dụng thu liễm tiêu viêm làm giãn cơ co thắt của cơ.
Cát căn chữa bệnh
Tính vị quy kinh:
Tính vị: Vị ngọt , cay, tính bình, không độc.
Quy kinh: Tỳ – Vị – Bàng quang.

Tác dụng:
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả.
Chủ trị:
Sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng,…
Cách dùng:
Dược liệu được dùng ở dạng sắc và ép lấy nước là chủ yếu. Mỗi ngày dùng từ 4 – 40g.

Bài thuốc
- Chữa cảm mạo, sốt
Cát căn thang (Trương Trọng Cảnh): Cát căn 8g, Ma hoàng 5g, Quế chi 4g, Đại táo 5g, Thược dược 4g, Sinh khương 5g, Cam thảo 4g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Trị say rượu không tỉnh
Cát căn sống uống 2 thang, đi tiểu ra thì lành.
- Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc
Cát căn 12g, Sinh thạch cao 20g, Tri mẫu 8g, Cam thảo 8g sắc uống.
- Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
Cát căn 16 – 20g, Mạch môn 12 – 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 – 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống.
- Bài thuốc sởi mọc không đều ở trẻ emNgưu bàng tử 10g, cam thảo 10g, thăng ma 10g, cát căn 5 – 10g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
Nơi mua bán vị thuốc CÁT CĂN đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CÁT CĂN ở đâu?
CÁT CĂN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc CÁT CĂN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc CÁT CĂN tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2, ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội