Bệnh viêm xoang và cách điều trị hiệu quả nhất

BỆNH VIÊM XOANG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

1.Bệnh viêm xoang là gì?

  • Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, các hốc quanh mũi (xoang) bị viêm và sưng lên, gây cản trở thoát nước và gây ra chất nhờn. Thường các khoang này chứa đầy không khí, nhưng khi chúng bị chặn bởi bụi bẩn và vi khuẩn, có thể gây ra nhiễm trùng.
  • Viêm xoang được chia là 2 loại:
    • Viêm xoang cấp tính, loại này thường điều trị nội khoa, thường là các cơn viêm xoang ngắn ngủi tại 1 thời điểm. Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
      • Viêm xoang hàm.
      • Viêm xoang sàng.
      • Viêm xoang trán.
      • Viêm xoang bướm.
    • Viêm nhiều xoang một lúc.Viêm xoang mãn tính: phải điều trị ngoại khoa: là các cơn viêm xoang kéo dài hơn 8 tuần hoặc tái trở lại.

2.Tại sao lại bị Viêm Xoang?

Bệnh lý và dấu hiệu cơ bản
  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm xoang, nhưng phổ biến là một số nguyên nhân dưới đây:
    • Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.
    • Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng
    • Sức đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, hệ thần kinh bị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn. Khi bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác.
    • Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
    • Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
    • Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, hiện tượng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Một số trường hợp sâu răng là do hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
    • Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

3. Triệu chứng

  • Viêm xoang thường có biểu hiện như đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Khi ở thể nhẹ khó phát hiện vì triệu chứng khá đơn độc. Nhưng khi bệnh đã trở nặng thì có ít nhất là 3 trong những triệu chứng trên. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh:
    • Cảm giác đau nhức vùng bị xoang: vùng bị xoang có cảm giác đau nhức, tùy thuộc bị xoang ở vùng nào mà sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng đó.
    • Xoang hàm: Nhức ở vùng má.
    • Xoang trán: Vùng giữa 2 lông mày có cảm giác đau nhức, và đau giờ nhất định thường là vào 10 giờ sáng.
    • Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.
    • Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
  • Hiện tượng chảy dịch: bị xoang thường có hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhày chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Khi bị chảy dịch người bệnh luôn phải khụt khịt, ở mũi hoặc có cảm giác lờ đờ ở cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo tình hình phát triển của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
  • Viêm xoang trước: Chảy ra mũi trước.
  • Viêm xoang sau: Dịch chảy vào họng.
  • Ngạt mũi: khi bị xoang, biểu hiện không thể thiếu được đó chính là hiện tượng nghẹt mũi. Có thể bị nghẹt một bên hoặc cả 2 bên. Khi bị nghẹt mũi sẽ có cảm giác khó thở, rất khó chịu và mệt mỏi.
  • Điếc mũi: khi viêm xoang vào giai đoạn nặng thường gây phù nề nhiều, ngửi không biết mùi. Nguyên nhân là do mùi đó không len lỏi đến thần kinh khứu giác được.
  • Ngoài một số biểu hiện chính trên, người bị viêm xoang còn bị một số triệu chứng sau:
    • Đau đầu.
    • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
    • Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước.
    • Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể.
    • Viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng.
    • Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu.
    • Ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, không tập trung làm việc được.
    • Một số bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

4. Chẩn đoán

  • Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ sẽ tìm cảm giác đau ở mũi hay cổ họng.
  • Bác sĩ có thể sử dụng một công cụ để giữ mũi mở và áp dụng các loại thuốc co rút mạch máu ở mũi. Điều này làm cho dễ dàng hơn để xem bên trong mũi. Bác sĩ sau đó sẽ soi một ánh sáng vào mũi để tìm viêm hoặc chất lỏng. Kiểm tra trực quan này cũng sẽ giúp loại trừ các điều kiện vật lý kích hoạt viêm xoang, như polyp mũi hoặc bất thường khác.
  • Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để giúp có hình ảnh cho viêm xoang mãn tính:
    • Nội soi mũi: một ống mỏng linh hoạt (nội soi) với một ánh sáng quang chèn vào mũi cho phép bác sĩ để kiểm tra trực quan bên trong xoang.
    • Nghiên cứu hình ảnh: hình ảnh chụp bằng cách sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể hiển thị chi tiết của xoang mũi và khu vực. Đây có thể xác định viêm sâu hoặc trở ngại vật lý đó là khó phát hiện bằng cách sử dụng nội soi.
    • Xét nghiệm: phòng thí nghiệm kiểm tra nói chung là không cần thiết để chẩn đoán viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên, trong trường hợp các điều kiện không đáp ứng với điều trị hoặc đang tiến triển, xét nghiệm có thể giúp chỉ ra nguyên nhân, như xác định một mầm bệnh vi khuẩn.
    • Một thử nghiệm dị ứng: nếu bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng này có thể gây nên bởi dị ứng, một thử nghiệm da dị ứng có thể được khuyến khích. Một thử nghiệm trên da là an toàn và nhanh chóng và có thể giúp xác định các chất gây dị ứng đó là nguyên nhân gây viêm mũi.

5. Biến chứng

  • Biến chứng của bệnh viêm xoang thường rất nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Viêm dây thần kinh hốc mắt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm xương… là các biến chứng đáng lưu ý của căn bệnh này.
    • Các biến chứng tùy thuộc vào lứa tuổi, cơ địa bệnh nhân và vị trí bị viêm nhiễm. Thường những người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh polype mũi, lệch vách ngăn mũi hay người bị nhiễm cầu khuẩn Streptococcus, Stapylocossus rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi bị viêm xoang. Trường hợp viêm xoang do nấm ít gặp biến chứng.
    • Biến chứng ở mắt: Những biến chứng ở mắt thường rất dễ xảy ra, do phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía trên là xoang trán, phía trong là xoang sàng và xoang bướm. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm xoang sàng, một số ít là viêm xoang hàm, với xoang trán ít gặp hơn. Quá trình viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên các biến chứng tại mắt.
    • Viêm mô liên kết quanh hốc mắt: Thường gặp ở người viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù. Viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương khiến khó khám nhãn cầu và đánh giá mức độ lồi mắt.
    • Viêm dây thần kinh thị giác: Gặp đến 60% trường hợp do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực bệnh nhân đột nhiên giảm hẳn mà khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân.
    • Áp-xe mi mắt: Do viêm xoang trán hoặc xoang sàng gây áp-xe mi trên, hay viêm xoang hàm gây áp-xe mi dưới. Mí mắt sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết. Túi mủ sẽ vỡ ra sau 4 – 5 ngày.
    • Áp-xe túi lệ: Tình trạng này thường gặp trong viêm xoang cấp do xương lệ mỏng và có ống lệ tỵ thông mắt với mũi xoang. Biểu hiện là góc trong mắt sưng nề, đỏ lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc. Bệnh nhân sốt và nhức mắt, khi mủ vỡ ra thì có thể hết nhức và tạo ra lỗ dò mạn tính sau này.
    • Viêm họng mãn tính: Bệnh nhân thường đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra, các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày.
    • Viêm phế quản mạn tính: Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không nghẹt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Triệu chứng giống với bệnh lao nhưng khi xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện bệnh lao. Khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, X-quang Blondeau, Hirtz thấy hình ảnh mờ xoang.
    • Viêm màng não: Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…
    • Áp-xe não, viêm não: Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Dấu hiệu thay đổi tính tình xuất hiện sớm nhất. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện rất rõ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán.
    • Viêm tắc tĩnh mạch hang: Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỉ lệ tử vong rất cao.
    • Biến chứng xương: Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan rộng dần ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp-xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời.

6. Điều trị

  • Bệnh viêm xoang không phải là không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn ,điều quan trong theo các chuyên gia là bên cạnh việc điều trị bệnh viêm xoang thì bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt kiêng khem để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm xoang này tốt hơn, với những loại thuốc điều trị viêm xoang như sau :
    • Thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine… Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
    • Thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mạn tính.
    • Thuốc súc rửa mũi: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% cho vào lọ nhựa sạch (neti pot) rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
    • Thủ thuật Proetz súc rửa xoang: Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.

Các thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại.

  • Bệnh viêm xoang thường dùng phương pháp nộ soi xoang: Biện pháp này thường dùng cho những bệnh viêm xoang, nhiễm trùng
    • Phẫu thuật nội soi mũi xoang: là mở các đường dẫn lưu trong mũi nhằm khắc phục những tình trạng do viêm xoang ảnh hưởng đến khả năng thở của mũi .Trường hợp này thường dùng cho những bệnh nhân bị bệnh viêm xoang cấp và mãn tính ,cách này điều trị thay cho việc phải dùng thuốc.
    • Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không bớt, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang… Trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.
    • Trường hợp tiếp theo mà các chuyên gia và các bác sĩ cũng thường khuyên bệnh nhân thực hiện đó là phẫu thuật nội soi khắc phục và loại bỏ những khối u hốc mủ ở mũi bệnh nhân. Bằng cách can thiệp trực tiếp như vậy đồng thời kết hợp với thời gian theo dõi và điều trị lâu dài sẽ làm hạn chế và khắc phục nhanh tình trạng cho bệnh nhân bị viêm xoang.

Với những phương pháp trên thì có ưu điểm làm tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, không phải uống thuốc kháng sinh kéo dài, hết những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, nhưng ngược lại với chi phí khá cao ,phải nằm viện theo dõi điều trị ,mất thời gian cho bệnh nhân và người thân chăm sóc ,và đặc biệt là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao, khó điều trị triệt để vĩnh viễn bệnh này.

ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.Cấp tính

  • Triệu chứng: Bệnh mới phát, ngạt mũi chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh sốt nhức đầu,

Pháp:Thanh phế, tiết nhiệt giải độc là chính

– Ngân hoa 16 Ké 16 Chi tử 8
– Mạch môn 12 Hạ khô thảo 16 Tân di 12 Hoàng cầm 12
– Hoàng cầm 12 Thạch cao 40
– Nếu bệnh nhân sợ lạnh sốt nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn thêm ngưu bàng tử ,bạc ha 12 g
– Châm cứu: Hợp cốc , Khúc trì, nội đình, Thiên ứng, thái dương ,đầu duy, ấn đường , thừa khấp , quyền liêu

2. Mãn tính:

  • Bệnh kéo dài, xoang hàm trán ấn đau thừng chảy nước mũi có mủ , mùi hôi, khứu giác giảm , nhức đầu thường xuyên,

Pháp: Dưỡng âm , nhuận táo, thanh nhiệt

– Sinh địa 12 Huyền sâm 12 Đan bì 12
– Mạch môn 12 Ngân hoa 16 Ké 16 Tân di 8
– Hoàng cầm 12 Hà thủ ô 20
– Châm cứu:Thiên ứng, thái dương ,đầu duy, ấn đường , thừa khấp , quyền liêu , hợp cốc,

3. Viêm xoang dị ứng

  • Thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư

Phương pháp chữa: Bổ khí cổ biểu,khu phong tán hàn.

– Quế chi 8 Cam thảo 4 Sinh khương 4
– Ma hoàng 6 Tang bạch bì 10 Bạch chỉ 12 Ké 16
– Hoàng kỳ 16 Xuyên khung 16 Tế tân 6 Bạch truật 12
– Phòng phong 6 Bán hạ chế 8 Ngũ vị 4 Hà thủ ô 20
– Bạch thược 12 Đẳng sâm 16 Táo 6
– Châm cứu: Đại truỳ, phong môn ,phế du, cao hoang, nghinh hương, hợp cốc, túc tam lí

4.Tham khảo thêm một số các vị thuốc, bài thuốc chữa viêm xoang

  • Tiểu sài gia Cát cánh Thạch cao thang viêm xoang và viêm vùng xung quanh amiđan mà họng bị sưng và đau ấp, xoang cánh mũi
  • Hoa mộc lan chữa viêm xoang
    • Cây hoa mộc lan còn gọi là tân di hoa. Vị cay, tính ấm với hàm lượng hóa chất và tinh dầu đa chủng nên chủ trị các chứng nhiễm trùng hô hấp, sung huyết phổi, dị ứng phấn, bụi gây hen suyễn.
    • Đặc biệt là chữa viêm xoang, nhiễm trùng khoang mũi rất công hiệu. Nên dùng búp hoa phơi khô để các sợi lông tơ rụng bớt nhằm giảm độ kích thích mạnh. Liều dùng thông dụng từ 3-10gr/ngày (dù bệnh nặng cũng không nên vượt quá liều chỉ định).

7. Chế độ ăn uống

  • Để điều trị bệnh viêm xoang, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần trong việc hỗ trợ điều trị.
  • Nên bổ sung:
    • Uống nước đun sôi để nguội (khoảng hai lít/ngày hay nhiều hơn càng tốt), chia ra làm nhiều lần (không nên vì ngại phải đi tiểu nhiều mà không uống nước). Nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài.
    • Nên ăn nhiều canh rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải…
    • Sử dụng các hoạt chất kháng sinh thực vật như củ hành, gừng, dưới các dạng thức ăn. Tuy nhiên chú ý không nên ăn nhiều vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
    • Các loại cá như cá hồi, cá nục, cá mòi… chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
    • Plant-based and animal sources of Omega-3 acids
    • Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế… Có thể xào ớt chuông với thịt, hành tây, cà rốt, bông cải; nấu canh khế với tôm (nếu bạn không dị ứng với tôm).
    • Bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A có trong đu đủ, bí rợ , cà rốt… để giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Bí rợ (bí đỏ): gọt vỏ, khoét ruột, dồn thịt nạc băm nhỏ trộn với nấm mèo, nấm rơm, nêm nếm và đem hấp. Tùy ý thích của mỗi người, có thể ăn một lần/tuần. Với cà rốt: để cho cơ thể dễ hấp thu, nên xắt nhỏ, xào sơ qua với dầu (có thể xào với củ hành tây) hoặc có thể ăn dưới dạng hấp.

Giải quyết một vài triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, ho, ăn không tiêu, có thể sử dụng: trà hoa cúc hoặc vài lát gừng cho vào thức ăn khi nấu.

Những thực phẩm cần tránh:

  • Người bị viêm xoang kiêng ăn đồ ăn cay: Một số đồ ăn cay có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit lên cổ họng có thể gây ảnh hưởng đến tai, mũi, họng.
  • Người bị viêm xoang kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ: Để tránh hiện tượng mũi đặc, người bị viêm xoang hãy “kiêng” các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ.
  • Người bị viêm xoang cần tránh đồ uống có chứa caffein: Những thức uống này thường dẫn đến mất nước, mà điều này lại cực kì có hại khi bị nghẹt mũi. Khi bị nghẹt mũi, nếu không uống đủ nước, việc loại bỏ chất nhầy càng khó khăn hơn, tình trạng viêm mũi càng nặng hơn.
  • Người bị viêm xoang kiêng ăn các loại thực phẩm chứa gluten: Các nhà khoa học cũng nghi ngờ về các loại thực phẩm chứa gluten (ngũ cốc hay các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc), thực phẩm chứa chất bảo quản và các chất màu là những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
  • Người bị viêm xoang kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua, pho mát tách kem, trứng sữa,… thỉnh thoảng cũng là nguyên nhân cho viêm xoang. Vì thế người bị viêm xoang nên kiêng những loại thực phẩm này.

8. Phòng ngừa viêm xoang

  • Viêm xong có thể phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nếu bạn thực hiện các bước sau:
  • Tránh nhiễm trùng hô hấp trên: giảm thiểu liên hệ với những người có cảm lạnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước các bữa ăn.
  • Quản lý cẩn thận dị ứng: làm việc với bác sĩ để giữ cho các triệu chứng dưới sự kiểm soát.
  • Tránh khói thuốc lá và không khí bị ô nhiễm: khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng và làm viêm phổi và mũi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: nếu không khí trong nhà khô, chẳng hạn như nếu buộc phải nhiệt khí nóng, thêm độ ẩm cho không khí có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang. Hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ, thường xuyên làm sạch nấm mốc kỹ lưỡng.