Bệnh vảy nến

vảy nến có thể phát toàn thân

Đại cương về vảy nến

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh da liễu. Cơ chế gây bệnh là do tự miễn, khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải, do đó đây không phải là một bệnh lây nhiễm. Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng. Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối.

bệnh vảy nến

Dịch tễ học

Tỷ lệ mắc bệnh ở các chủng tộc khác nhau trên thế giới từ 0,1 đến 3 % dân số.

Ở Châu Âu và ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh từ 2-3 % dân số, ở Mỹ mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 150.000 ca vẩy nến mới được chẩn đoán.

Tỷ lệ nam nữ bằng nhau.

Tuổi khởi phát bệnh: từ sơ sinh đến 108+ tuổi, thông thường ở tuổi từ 15 đến 30.

Nguyên nhân

Vảy nến là một bệnh da mãn tính. Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường. Các tế bào da mới được tạo ra trong vài ngày chứ không phải vài tuần như bình thường, chúng không tróc ngay ra khỏi cơ thể mà xếp thành lớp trên bề mặt da gây nên những mảng đỏ da kèm vảy trắng.

Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

  • Stress, căng thẳng quá độ
  • Gặp chấn thương do gãi, chà xát mạnh, nhiễm trùng,…
  • Sử dụng nhiều rượu bia

Yếu tố nguy cơ

  • Nhiễm khuẩn.
  • Chấn thương.
  • Stress.
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sốt rét, chẹn beta, kháng viêm nonsteroid, ức chế men chuyển angiotensin, lithium, imiquimod…

Triệu chứng lâm sàng

  • Thương tổn da: Dát, mảng hồng ban:
    • Không tẩm nhuận
    • Ranh giới rõ với da lành
    • Có vẩy trắng khô, dễ bong
    • Vị trí: toàn thân, thông thường khu trú ở khuỷu tay, đầu gối, rìa chân tóc.
    • Sang thương đối xứng.
  • Nghiệm pháp Brocque (+): dấu hiệu giọt sương máu của Auspitz.
  • Dấu hiệu Kobner – thương tổn xuất hiện tại vị trí bị sang chấn, vết cào gãi.
  • Thương tổn móng:
    • Gặp ở khoảng 30-40% bệnh nhân vẩy nến.
    • Móng ngả màu vàng.
    • Dầy, dễ mủn.
    • Có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt
  • Thương tổn khớp: Biểu hiện là đau các khớp; hạn chế và viêm một khớp; viêm đa khớp vảy nến, hình ảnh lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp; viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp hơn so với viêm đa khớp
tổn thương khớp do bệnh vảy nến

Biến chứng

Biến chứng lên thận: Vảy nến có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận, hư thận nếu không được điều trị. Ngoài ra, nếu tự ý sử dụng thuốc, những tác dụng phụ của thuốc đến thận là khó tránh khỏi.

  • Biến chứng lên tim mạch và huyết áp: Vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Ngoài ra, nhiều loại thuốc điều trị vảy nến cũng làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…
  • Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa là nhóm bệnh bao gồm: Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ của vảy nến và các tình trạng này.
  • Biến chứng tiểu đường type 2: Nếu bị loại vảy nến trung bình – nặng, bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2.
  • Biến chứng tâm lý: Người bệnh vảy nến luôn thấy rất tự ti, mặc cảm bởi những tổn thương trên người. Họ luôn co mình, ngại giao tiếp vì mặc cảm.

Cận lâm sàng

Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Lớp sừng có dày sừng và á sừng mất lớp hạt; lớp gai quá sản.

Biện pháp phòng ngừa

  • Chế độ ăn hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ.
  • Phát hiện sớm biến chứng khớp, đỏ da toàn thân, các bệnh lý kèm theo.
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia.
  • Giảm stress.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
vảy nến có thể phát toàn thân

Tây y điều trị bệnh vẩy nến

Phân loại

  • Vẩy nến thông thường: hay gặp nhất. Biểu hiện là các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc.
  • Vẩy nến giọt: Kích thước thương tổn nhỏ, từ 0,5 –1,5 cm. Thường gặp ở người trẻ tuổi, có mối liên hệ với yếu tố HLA-Cw6. Nhiễm streptococcus thường có trước hoặc cùng với đợt bùng phát bệnh.
  • Đỏ da toàn thân vẩy nến: Vẩy nến mảng tiến triển từ từ tới đỏ da toàn thân. – Do hậu quả điều trị không đúng cách (corticoid tại chỗ và toàn thân, anthralin, UVB…).
  • Vẩy nến mủ:
    • Vẩy nến mủ toàn thân (von Zumbusch): các mụn mủ vô trùng trên mảng đỏ da, kèm sốt cao, mệt mỏi. Nguyên nhân: nhiễm trùng, thuốc bôi gây kích ứng da, ngưng sử dụng corticoid toàn thân. Biến chứng: bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, mất nước.
    • Vẩy nến mủ khu trú, bao gồm thể vẩy nến mủ lòng bàn tay, bàn chân và thể vẩy nến mủ khu trú ở đầu ngón tay, ngón chân, còn gọi là viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau. 3.
    • Vẩy nến mủ dạng vòng: hiếm gặp, 1 số tác giả cho là 1 dạng vẩy nến mủ xuất hiện ở phụ nữ trong thai kỳ.

Điều trị

– Điều trị tại chỗ: bằng một số loại thuốc: Acid Salycilic, Corticosteroid, Calcipotriol, Tacrolimus, Tazarotene, kem dưỡng ẩm,… Thầy thuốc sẽ chỉ định cụ thể thuốc bôi và cách bôi cho từng trường hợp bệnh, tuỳ theo vị trí thương tổn và sự đáp ứng với các thuốc bôi. Có thể phối hợp các thuốc bôi khi điều trị hoặc thuốc bôi với các thuốc toàn thân. Các thuốc bong vảy da và làm mềm da rất quan trọng và cần phải bôi liên tục, duy trì lâu dài.

bệnh vảy nến xuất hiện khuyu tay, thuốc bôi tại chỗ xuất hiện

– Điều trị toàn thân: bằng một số loại thuốc: Methotrexate, Acitretin, Cyclosporin, các chế phẩm sinh học…

Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có thể có tác dụng phụ. Do đó, cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.

-Liệu pháp ánh sáng: Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh.

ánh sáng laser điều trị bệnh vảy nến

– Ứng dụng thuốc sinh học: Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vảy nến, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh như: Infliximab, Etanercept, Adalinumab, Alefacept, Efalizumab, Secukinumab.

Đông y điều trị bệnh vẩy nến

Trong Đông y, vảy nến còn có tên gọi là tùng bì tiễn, ngân tiêu bệnh hay bạch xác sang. Bệnh lý này có căn nguyên do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà sinh bệnh.

Đông y chia vảy nến thành hai thể là: Phong huyết nhiệt và phong huyết táo. Vì vậy, các bài thuốc cũng được chia thành hai dạng.

Thể phong huyết nhiệt

+ Bài thuốc số 1: Thành phần: Hòe hoa sống (40g), sinh địa (40g), thăng ma (12g), thạch cao (40g), thổ phục linh (40g), tử thảo (12g), ké đầu ngựa (20g), chích thảo (4g), địa phu tử (12g). Đem thuốc sắc lấy nước, ngày uống 3 lần.

+ Bài thuốc số 2: Thành phần: Hòe hoa (20g), sinh địa (20g), cam thảo đất (16g), cây cứt lợn (12g), thổ phục linh (16g), thạch cao (20g), ké đầu ngựa (16g). Đun thuốc âm ỉ, lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.

Thể phong huyết táo

+ Bài thuốc số 1: Thành phần: Huyền sâm, kim ngân hoa, sinh địa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi thứ 12g. Mỗi ngày sắc một thang lấy nước uống.

+ Bài thuốc số 2: Thành phần: Hà thủ ô (20g), khương hoạt (16g), đương quy (20g), thổ phục linh (40g), oai linh tiên (12g), huyền sâm (12g), sinh địa (16g), ké đầu ngựa (16g). Sắc thuốc lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng đều đặn trong khoảng 1-2 tháng để có tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

+ Thành phần: Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Bạch linh, Huyết đằng, Hồng hoa, Đơn đỏ, Dạ dao đằng, Xà sàng tử, Ô liên rô…

+ Công dụng: Tăng cường giải độc, chống viêm, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bóc tróc vảy nến, chữa lành tổn thương và phục hồi da. Đồng thời bồi bổ cơ thể, ổn định cơ địa, nâng cao miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát bệnh.

Châm cứu: châm cứu giúp kiểm soát các cơn đau mãn tính, điều hòa hệ thống miễn dịch từ đó hỗ trợ điều trị các biểu hiện của bệnh vảy nến.