Bệnh Trĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị

bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến về hậu môn, trực tràng mà hơn 60% dân số đang mắc phải. Những triệu chứng bệnh trĩ thường được phát hiện khá muộn, hoặc người bệnh chủ quan, giấu bệnh khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh cũng như giải pháp chữa bệnh trĩ đến từ trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc toàn diện, tối ưu nhất hiện nay.

Bệnh trĩ là gì? Phân biệt các loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng co giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở các mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái thông thường, các mô này giúp kiểm soát việc đẩy chất thải ra ngoài. Nhưng khi các mô ấy phồng lên do sưng hoặc viêm, thì được gọi là trĩ.

Có 2 loại trĩ thường gặp: trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu xuất hiện cả 2 loại cùng lúc thì người ta gọi là trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường hậu môn – trực tràng). Khi ấy, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Bên cạnh 2 loại trĩ trên thì tùy từng đối tượng mắc trĩ mà bệnh còn có những tên gọi khác như: bệnh trĩ ở trẻ em, trĩ khi mang thai, trĩ sau sinh…

Nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến

Tác nhân chính gây ra bệnh trĩ là do tình trạng tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn khiến chúng phồng lên hoặc xung huyết. Sự hình thành các búi trĩ chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Đại tiện quá lâu, rặn nhiều

Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính

Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng

Béo phì/ mang thai/ cao tuổi

Giao hợp qua đường hậu môn

Căng thẳng, stress, áp lực tâm lý

Triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp

Những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bao gồm:

Táo bón: Táo bón kinh niên gây khó khăn mỗi lần đi cầu

Đại tiện ra máu: Máu tươi thành giọt hoặc tia, có thể trộn lẫn vào phân hoặc thấm ra giấy vệ sinh sau khi đi ngoài

Hậu môn khó chịu, đau rát, căng tức, có thể bị sưng tấy, đặc biệt sau khi đại tiện xong

Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh trĩ không lây từ người này sang người khác, thậm chí bệnh cũng không xuất hiện do di truyền. Nhưng đây là một bệnh lý khá phức tạp vì người bệnh thường e ngại, giấu bệnh nên sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

Thiếu máu mãn tính

Nghẹt búi trĩ

Tắc mạch búi trĩ

Nhiễm khuẩn, bội nhiễm

Các bệnh về da liễu: viêm da/ viêm nhú/ viêm khe…

Ung thư trực tràng

Ngoài ra, bệnh trĩ còn gây đảo lộn sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc, đời sống tình cảm của người bệnh.

Các cách chữa bệnh trĩ hiện nay và ưu nhược điểm

Có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ được người bệnh áp dụng hiện nay. Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng:

Chữa bệnh trĩ bằng Tây y

Y học hiện đại sử dụng một số phương pháp sau để điều trị bệnh trĩ:

Nội khoa: Sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc tăng cường tĩnh mạch… Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoại khoa: Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật longo, cắt niêm mạc da, thủ thuật chích xơ, quang đông hồng ngoại… Các thủ thuật này có thể gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm…

Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng cả trong và sau quá trình thực hiện. Hơn nữa giải pháp này chỉ có thể cắt bỏ phần ngọn chứ không thể xử lý được căn nguyên gốc rễ , bệnh rất dễ tái lại. Người bệnh chỉ nên áp dụng khi đây là “giải pháp đường cùng”, không còn lựa chọn nào hiệu quả hơn để thay thế.

Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc đông y

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nếu khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi. Khi đi đại tiện, đôi khi phân cọ xát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu, và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Có rất nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ  được lưu truyền và sử dụng từ thời xa xưa, bởi nó đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà có thể vận dụng những bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ khác nhau. Một số bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả có thể kể đến như:

*Thuốc đông y sắc thành nước uống

-Thuốc đông y chữa bệnh trĩ thường áp dụng bằng các bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1: Dùng tam lăng, chỉ thực, thiến thảo mỗi thứ 40g, tam thất 10g, nụ hòa 50g. Mỗi ngày sắc uống một thang chia làm 3 lần uống.

Bài thuốc 2: Dùng xích thực, hoàng cầm, địa du, hòe hoa, kinh giới, đương quy mỗi thứ 12g cùng với 20g sinh địa mỗi ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc 3: Dùng khổ sâm, tiểu kế, sa nhân, địa du, cam thảo, ô tặc cốt, hòe hoa, bạch đậu khấu, bối mẫu, lá sen mỗi thứ 10g cùng với tam thất bột 3g, bồ công anh 20g sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 4: Trắc bá diệp, hắc chi ma, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 12g kết hợp với đương quy, xuyên khung, hòe hoa, đào nhân mỗi thứ 8g, đại hoàng 4g, chỉ xác 9g mỗi ngày sắc uống một thang.

*Thuốc xông, rửa hậu môn

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp đông y có thể dùng một trong các cách như sau:

Dùng 50g rau diếp cá rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 2 lần, phần bã còn lại dùng để đắp vào các búi trĩ.

Lá dây đau xương, củ sả, vỏ dừa thêm một ít lá rau muống biển đốt lên để lấy khói xông vào nơi có các búi trĩ.

Dùng 40g nhân hạt gấc giã nát và trộn với một ít giấm sau đó đắp vào các búi trĩ và dùng vải để bọc lại.

Dùng cam thảo và xà sàng tử mỗi vị 40g tán thành bột và trộn đều lại với nhau chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày, mỗi lần uống 9g. Kết hợp thêm việc nấu nước xà sàng tử để xông và rửa giúp bệnh trĩ được giảm nhanh chóng.

*Thuốc ngâm bôi

Thuốc đông y điều trị bệnh trĩ nội có thể dùng thuốc ngâm bôi với những trường hợp sau khi đi đại tiện các búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn. Chữa bệnh trĩ dùng một số bài thuốc rất công hiệu như:

Bài thuốc 1: lá móng, hoàng bá, sa hoàng mỗi vị 20g, binh lang 10g, tô mộc 30g.

Bài thuốc 2: hoàng liên 10g, hoàng đằng, ngũ bội mỗi vị 20g, tô mộc 30g.

Bài thuốc 3: chữa bệnh trĩ đông y cũng có thể dùng hoàng bá, sa hoàng, ngũ bội mỗi vị 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g.

– Với những bài thuốc chữa bệnh trĩ trong đông y kể trên, mỗi ngày đun 1 thang. Sau mỗi lần đi đại tiện xong dùng nước để rửa và ngâm hậu môn trong khoảng từ 10 – 15 phút.

Do tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên điều trị bệnh trĩ  bằng thuốc đông y cần phải thông qua những chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo được độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Vì vậy, sau khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và biết được tình trạng bệnh của mình để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.