Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD )

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD )

Định nghĩa:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng.

Bao gồm  viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.

khó thở là triệu chứng của copd

Dịch tễ học

Theo GOLD-2001 năm 1990, chỉ số lưu hành COPD trên toàn thế giới là 9,34/1000 người đối với nam và 7,33/1000 người đối với nữ.

Chỉ số lưu hành của COPD cao nhất ở các nước sử dụng nhiều thuốc lá; tỷ lệ mắc COPD ở nam nhiều hơn ở nữ .

Theo GOLD-2004 COPD là nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn và đang tăng lên từng ngày.

Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của COPD cũng rất khác nhau ở các nước trên thế giới, và thay đổi từng vùng, nó liên quan rất nhiều đến tình hình hút thuốc lá trong cộng đồng

Nguyên nhân

Do thuốc lá, chiếm đến 90% nguyên nhân: bao gồm hút thuốc chủ động và thụ động

Thời tiết lạnh, tốt nhất nên tránh không khí lạnh càng nhiều càng tốt, đặc biệt lạnh khô dễ kích hoạt hình thành đợt cấp của COPD.

Yếu tố cơ địa – Yếu tố di truyền:

Tăng tính phản ứng của phế quản là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh COPD.

Thiếu anpha 1- antitrypsine.

Hội chứng rối loạn vận động nhung mao.

Bệnh gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.

Yếu tố môi trường: Bụi nghề nghiệp, bụi bếp than, khói… là các yếu tố nguy cơ để bệnh phát triển

Nhiễm trùng đường hô hấp có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và trong các đợt cấp.

Chế độ dinh dưỡng lúc còn nhỏ: Thiếu Vitamin A, D, E liên quan đến việc tăng tỷ lệ bệnh.

hút thuốc lá gây ra copd

Yếu tố nguy cơ

Do gen di truyền: Thiếu men a1- antitrypsin

Đường thở tăng phản ứng tính.

Bất thường trong trưởng thành của phổi

Các yếu tố gây độc

Hút thuốc lá

Tiếp xúc bụi – hóa chất trong nghề nghiệp

Nhiễm trùng hô hấp.

Yếu tố kinh tế xã hội

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

  • Ho mạn tính
  • Khạc đàm mạn tính
  • Khó thở khi gắng sức

Các triệu chứng này có đặc tính:

  • Giao động theo thời gian, không gian, nặng dần lên theo thời gian
  • Khi triệu chứng thay đổi vượt hơn giao động bình thường hàng ngày, cần phải thay đổi điều trị (gọi là đợt cấp)
khó thở là triệu chứng của copd

Triệu chứng thực thể

Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những triệu chứng thường gặp là:

  • Tím trung ương.
  • Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.
  • Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).
  • Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.
  • Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.
  • Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran wheezing.

Biến chứng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những biến chứng này xảy ra ở phổi và cả ngoài phổi, bao gồm:

  • Tràn khí màng phổi
  • Tăng áp lực động mạch phổi
  •  Suy tim
  • Một số biến chứng khác:
  • Ung thư phổi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Loãng xương.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Biến chứng thần kinh của bệnh COPD.
tràn khí màng phổi

Cận lâm sàng

  • Hô hấp ký
  • Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán – FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 0.7

Chẩn đoán mức độ:

  • Giai đoạn 1 – Nhẹ: FEV1/FVC < 0,70; FEV1 ≥ 80% Prd
  • Giai đoạn 2 – Trung bình: FEV1/FVC < 0,70; 50% ≤ FEV1 < 80% Prd
  • Giai đoạn 3 – Nặng: FEV1/FVC < 0,70; 30% ≤ FEV1 < 50% Prd
  • Giai đoạn 4 – Rất nặng: FEV1/FVC < 0,70; FEV1 < 30% Prd hay 30% ≤ FEV1 < 50% Prd và kèm suy hô hấp mạn tính

X quang tim phổi hoặc CT scanner lồng ngực

 Hình ảnh khí phế thủng trên X quang/ CT scan để chẩn đoán phân biệt với Suy tim trái – K phế quản – Lao phổi.

hình ảnh khí phế thũng

Điện tâm đồ (ECG): Không giúp chẩn đoán (+) COPD mà giúp chẩn đoán biến chứng lên tim của COPD là khí phế thũng.

Siêu âm Doppler tim: Đánh giá tăng áp lực động mạch phổi, giãn thất phải và suy tim trái.

Khí máu động mạch có thể phát hiện:

Trong đợt cấp: suy hô hấp cấp trên nền mạn với ⬇ PaO2, ⬆ PaCO2, ⬆ HCO3, pH < 7.35

 Ngoài đợt cấp: suy hô hấp mạn với ⬇ PaO2, ⬆ PaCO2, ⬆ HCO3, pH > 7.35

Công thức máu có thể phát hiện:

 Biến chứng đa hồng cầu của COPD với Hct > 55%

 Bệnh đồng mắc: thiếu máu đẳng sắc đẳng bào mạn tính do viêm (14%)

Biện pháp phòng ngừa

  1. Bỏ thuốc lá, và tránh tiếp xúc với khói thuốc;
  2. Tập luyện thể thao thường xuyên và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  3. Khi có dấu hiệu bệnh nặng bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu kịp thời
  4. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.
  5. Tiêm ngừa vắc-xin Cúm hàng năm và vắc-xin phế cầu giúp bạn giảm nguy mắc các đợt bùng phát COPD hiệu quả.

Tây y điều trị COPD

Các phường pháp thường dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD, nên ngừng hút thuốc chính là điều quan trọng nhất người bệnh cần thực hiện để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Ống hít và thuốc: Giúp thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều thuốc giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Các thuốc giãn phế quản và corticoid sẽ được các bác sĩ lựa chọn và kê đơn cho người bệnh.
ống hít làm giãn phế quản giúp bệnh nhân thở tốt hơn
  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh khi người bệnh có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.
  • Các thuốc hỗ trợ: Long đờm, dinh dưỡng, điều trị các bệnh đồng mắc giúp người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng hơn.
  • Thở oxy, thở máy: Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
  • Phục hồi chức năng phổi: Một chương trình chuyên biệt về tập thể dục, tập thở, tập ho hiệu quả, vỗ rung và giáo dục sức khoẻ.
  • Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Mặc dù đây chỉ là một lựa chọn cho một số rất ít người. Các trường hợp bóng khí lớn, biến chứng tràn khí màng phổi.

Đông y điều trị COPD

Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh COPD, nhưng dựa vào những triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng của bệnh này như: ho, khặc đờm kéo dài, khó thở, … thì có thể liên hệ bệnh này thuộc phạm vi các chứng như: “Đàm ẩm”, “ Khái thấu”, “Khái suyễn”…

CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ:

Thể lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng:

  • Ho tái phát nhiều lần, tiếng ho nặng, m nhiều dễ khạc, khạc được đờm thì đỡ ho, đờm đặc dính hoặc vón thành cục. Đờm đặc sắc trắng hoặc màu tro bụng đầy, buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt “
  • Chất lưỡi bệu, rêu dày dính
  • Mạch nhu hoạt.
  • Pháp điều trị: Táo thấp, hóa đàm, chỉ khái.
  • Phương điều trị
  • Phương dược: Bài thuốc cổ phương “Nhị trần thang” (Hòa tễ cục phương) hợp với “Tam tử dưỡng thân thang” gia Bạch giới tử:

Bán hạ chế       8- 12g          Tô tử  12g                  Tử uyển          12g

Trần bì   8- 12g          Bạch giới tử 08g        Hạnh nhân          12g

Phục linh         12g              Lai phục tử  12g        Cát cánh          12g

Cam thảo         04g              Chỉ xác        10g             

Tất cả làm thang sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần.

Thể thủy ẩm (Ngoại hàn nội ẩm)

Triệu chứng lâm sàng:

  • Ho hay tái phát, khó thở, đờm lọc xọc trong họng, trời lạnh ho tăng lên, khạc đờm nhiều, đờm trong loãng có bọt. Người có cảm giác lạnh lưng, muốn uống nước ấm. Vận động nhiều các triệu chứng tăng lên, khó thở làm bệnh nhân không nằm được.
  • Rêu lưỡi trắng trơn.
  • Mạch huyền khẩn.
  • Pháp điều trị: Ôn phế hóa ẩm, chỉ khái bình suyễn.
  • Phương điều trị:
  • Phương dược: Bài thuốc “Tiểu thanh long thang gia giảm”

Ma hoàng    04 -12g        Can khương 04 – 08g          Bạch thược  12g

Quế chi        04 – 08g       Bán hạ chế   12g              Cam thảo     04g

Tế tân          04 – 06g       Ngũ vị tử    04 – 08g                   

Thể đàm nhiệt:

Triệu chứng lâm sàng:

  • Tiếng ho và tiếng thở khó gấp, đờm đặc dính màu vàng, có mùi tanh hôi, có thể dính máu, khó khạc, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, người nóng sốt, miệng khô, họng khát, táo bón.
  • Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
  • Mạch hoạt sác.
  • Pháp điều trị: Thanh phế, hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn.
  • Phương điều trị
  •  Phương dược: Bài thuốc “Thanh kim hóa đàm thang” gia giảm: 

Bán hạ chế   8- 12g          Trần bì         10g    Đởm nam tinh      10g

Hanh nhân   8- 12g          Chỉ thực       10g    Phục linh    16g

Hoàng cầm  8-12g Qua lâu nhân         12g   

Thể phế tỳ hư:

Triệu chứng lâm sàng

  • Ho, khó thở, dễ bị cảm mạo và ra mồ hôi, nói không ra hơi, tinh thần mệt mỏi, chán ăn, ngực bụng đầy tức, miệng nhạt, đại tiện lỏng.
  •  Lưỡi trắng nhớt, rêu lưỡi trắng dính.
  • Mạch nhu hoãn.
  • Pháp điều trị: Bổ phế kiện tỳ, ích khí cố biểu.
  • Phương điều trị:
  • Phương dược: Bài thuốc “Lục quân tử thang” kết hợp với bài thuốc “Ngọc bình phong tán” gia giảm.

Nhân sâm(Đảng sâm)08 – 12g      Cam thảo 04g     Phục linh 12g

Trần bì 08g                                   Hoàng kỳ 16g      Phòng phong 12g

Bạch truật 08 – 12g                       Bán hạ chế 08g

bài thuốc trị copd

Thể phế thận hư:

Triệu chứng lâm sàng

  • Ho tiếng nhỏ, thở gấp, dễ bị cảm mạo, dễ ra mồ hôi, nói hụt hơi, lưng đau, gối mỏi, đau đầu, ù tai. Nếu nghiêng về thận dương hư thì còn biểu hiện: sợ lạnh, tay chân lạnh. Nếu nghiêng về thận âm hư thì sốt nhẹ về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, họng khô, hay ra mồ hôi trộm…
  • Thận dương hư: Chất lưỡi nhớt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế, vô lực.
  • Thận âm hư: Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
  • Pháp điều trị: Bổ thận, nạp khí.
  • Phương điều trị
  • Phương dược: bài thuốc “Kim quĩ thận khí thang” gia giảm

Thục địa 16g – 24g     Hoài sơn 08g – 12g           Sơn thù 08g – 12g

Trạch tả 06g-12g        Phục linh 08g – 16g          Đan bì 08g – 12g

Quế chi 04g – 08g       Phụ tử chế 02g – 04g       

Phương pháp không dùng thuốc

− Châm cứu:

+ Thận âm hư: Châm bổ các huyệt Thận du, Mệnh môn, Đản trung, Trung phủ,

Tam âm giao, Thái khê

+ Thận dương hư: Ôn châm hay cứu các huyệt trên và cứu Dũng tuyền.

− Nhĩ châm: Các huyệt vùng như thể trên.

châm cứu điều trị copd

− Luyện tập phương pháp khí công và luyện tập dưỡng sinh như thể trên. Nhưng lựa chọn những phương pháp phù hợp với thể bệnh.