Bạch Thược

Bạch thược

Tên gọi: bạch thược

Tên khác: Thược dược, Dư dung, Kỳ tích, Giải thương, Mộc bản thảo, Tương ly, …

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).

vị thuốc bạch thược

Cây Thược dược:

Mô tả:

Bạch thược là một cây thuốc quý, thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc.

cây thược dược

Thu hái, sơ chế:

Thu hoạch sau 4 năm, vào khoảng tháng 8-10. Đào lên, cắt bỏ thân rễ và rễ con, rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm hoặc có thể đồ. Sau khi đồ, nắn lại cho thẳng rồi phơi hay sấy khô. Có thể bào hay thái mỏng sau khi đồ rồi sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua.

Bộ phận dùng:

Thân rễ. Dùng thứ to bằng đầu ngón tay hay ngón chân cái và dài 10 – 15cm, thịt trắng hồng, ít xơ. Thứ nhỏ, lõi đen sẫm là xấu.

Vị thuốc bạch thược:

Mô tả dược liệu:

Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô 1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường thường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu xám trắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm. Thường dừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng hồng ít sơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.

bạch thược dược liệu

Bào chế:

+ Theo Trung y:

Dùng bạch thược nên lấy dao tre cạo sạch vỏ ngoài, tẩm mật loãng độ 3 giờ, phơi khô (Lôi Công).

Lý Thời Trân nói: “Phần nhiều dùng sống, muốn tránh hàn thì tẩm sao”. Nếu chữa bệnh huyết tháng của phụ nữ thì tẩm giấm sao.

bạch thược chế

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Có nhiều cách bào chế:

Dùng sống: rửa sạch, phơi khô, dùng đến đâu đập dập.

  • Rửa sạch, ngâm nước 2 – 3 giờ vớt ra ủ một đêm, hôm sau đem đồ mềm, ủ bao tải lại cho nóng, bào mỏng, sấy hay phơi khô. Không nên ngâm lâu mất chất (ra nước trắng).
  • Rửa sạch, ngâm qua 2 – 3 giờ, đồ qua, mỏ vung cho bay hơi, đậy vung lại để giữ nóng. Lấy dần ra bào mỏng, nếu nguội thì rắn khó bào. Làm ngày nào hết ngày hôm đó, không để sang ngày hôm khác

Bảo quản:

Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành phần hóa học:

Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.

Tác dụng dược lý:

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau.

+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm.

+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da.

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt.

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza.

+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu.

+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu.

Bạch thược chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: Vị chua mà đắng, khí hơi hàn

Quy kinh: Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ

bào chế bạch thược

Tác dụng:

+ Trừ huyết tích, phá kiên tích.Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).

bạch thược làm đẹp da

Chủ trị:

+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).

+ Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí tích tụ, cốt chưng

+ Phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau

Cách dùng:

+ Dùng sống: trị đau nhức, trị các chứng tả lỵ, giải nhiệt, nên dùng để trị cảm mạo do chứng hư gây nên.

+ Sao tẩm: trị các chứng bệnh về huyết, thông kinh.

+Sao cháy cạnh: trị băng huyết.

+Ngày dùng 6 – 12g.

Bài thuốc

Chữa đau nhức đầu gối, không co duỗi được: Sắc 8g thược dược, 4g cam thảo cùng 300ml nước. Khi nước thuốc còn 100ml là được, dùng uống 2 lần/ngày.

Chữa nhức đầu hoa mắt: Sử dụng bài thuốc “Quế chi gia linh truật” gồm Bạch thược, quế chi, phục linh, đại táo, sinh khương, bạch truật mỗi vị 6g, cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml là được. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trong ngày.

  • Thuốc trị hoa mắt, ù tai, chân tay tê: Bạch thược, toan táo nhân mỗi vị 20g, thục địa, đương quy mỗi vị 16g, mộc qua, xuyên khung mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc với nước, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Sử dụng bạch thược 40g, cam thảo 8g, điều chế thành cao khô, tạo thành từng viên khoảng 0.165g. Mỗi ngày uống 4 – 8 viên/lần x 3 lần/ngày với nước sôi nguội.
bạch thược có tác dụng gì

Nơi mua bán vị thuốc BẠCH THƯỢC đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc BẠCH THƯỢC ở đâu?

BẠCH THƯỢC là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc BẠCH THƯỢC được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc BẠCH THƯỢC tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: 240.000vnd/1kg. Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

 Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.